Cryptocurrency là một hệ thống mã hoá phức tạp dùng để chuyển hoá dữ liệu bí mật nhằm bảo tồn giá trị của các đơn vị trao đổi. Có những ưu điểm vượt trội góp phần làm cryptocurrency liên tục tăng giá như không chịu quản lý của bên thứ ba, ngân hàng trung ương hay tổ chức nào, thay thế các công cụ giao dịch thông thường, độ tin cậy và tính minh bạch của mật mã được phân cấp…
Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi muốn nói tới mặt trái của cryptocurrency, khía cạnh năng lượng (sử dụng để “đào” cryptocurrency hay trong giao dịch bằng cryptocurrency) và phát triển bền vững mà có lẽ cryptocurrency đang làm xáo trộn.
Sức hấp dẫn khó chối từ
Cryptocurrency (crypto) là đồng tiền kỹ thuật số tồn tại trong không gian ảo được hỗ trợ bởi mạng máy tính phân cấp. Về mặt giá trị, giá trị của crypto đến từ những thuật toán được “thợ mỏ” (miner) sử dụng qua xác minh và liên kết các giao dịch khối để tạo ra chúng. Về mặt chức năng, Bitcoin là một ví dụ điển hình của cryptocurrency, ra đời đầu tiên và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử.
Giá trị của cryptocurrency chỉ bằng vài xu vào thời điểm bắt đầu giao dịch (tầm 10 năm trước) đến tăng gấp 20 lần thành 1.000 USD trong đầu năm 2017 và gần đây đã từng vượt ngưỡng 20.000 USD.
Mặc dù các cơ quan tiền tệ ở các khu vực khác nhau trên thế giới đang ở tình trạng báo động về giá trị nội tại (intrinsic value) của cryptocurrency, vẫn còn một nguy cơ ít được biết đến ẩn chứa.
Thợ mỏ sử dụng những dàn máy tính cần rất nhiều năng lượng. Để tạo ra crypto, cần nhiều điện để chạy bộ vi xử lý. Thêm vào đó, chúng cũng thải ra nhiều nhiệt khi hoạt động. Những quạt lớn là cần thiết để làm mát các hệ thống và càng tăng thêm số năng lượng cần thiết. Ít người chú ý đến mức độ chính xác của năng lượng được sự dụng để “đào” cryptos hay đơn thuần là dùng trong giao dịch. Và cũng hiếm thông tin về việc nguồn năng lượng ấy được lấy từ đâu hay như thế nào.
Đốt mỏ than
Cuộc đua ngầm là các "thợ mỏ" cần những bộ vi xử lý cao siêu để giải quyết những vấn đề càng ngày càng khó. Ban đầu thì các hệ thống cấp người tiêu dùng (consumer-grade system) như các bộ xử lý đồ họa (graphics processing units GPU) có thể được sử dụng để tạo ra cryptos. Nhưng điều này gần như là không thể bây giờ, các thợ mỏ chuyên nghiệp hiện đang triển khai các chip tích hợp đặc biệt cao cấp (Application-Specific Integrated Circuit ASIC) chỉ dành riêng cho khai thác cryptos.
ThS. Nguyễn Mai Hương
Cuộc chạy đua cryptos đã đạt tới giai đoạn mà một ngành khai thác cryptos hoàn toàn mới xuất hiện. Riêng Trung Quốc chiếm 58% các mỏ Bitcoin. Tuy nhiên, có một bí mật đó là phần lớn những mỏ này khai thác điện từ than đá (coal), một nguồn năng lượng không thân thiện với môi trường.
Tôi có thấy hình ảnh của một mỏ khai thác crypto ở Mông Cổ với 8 khu nhà kho chiều dài tầm 100 m với 25.000 máy tính chỉ để khai thác Bitcoin. Một vài mỏ ở các tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam (Trung Quốc) còn trữ mìn để khai thác nguồn thủy điện tại chỗ tạo năng lượng phục vụ cho đào cryptos. Các quốc gia khác như Nga cũng đang có rất nhiều mỏ như vậy.
Do đó, chúng ta đang đứng ở bờ vực sẽ tiêu thụ một nguồn năng lượng khổng lồ để tạo ra cryptos. Trên thực tế hiện nay có hơn 1.300 loại cryptos và số lượng đang gia tăng với sự cuồng nộ ICO - Initial Coin Offerings (tương tự như một dạng trái phiếu được công ty bán ra công chúng, nhưng có hình thức là một số lượng mật mã nhất định).
Vấn đề nóng bỏng phía sau tiền kỹ thuật số
Bao nhiêu năng lượng thực sự được sử dụng trong sản xuất cryptos, đặc biệt là Bitcoin?
Làm một bài toán nhanh, một giao dịch bằng Bitcoin được báo cáo là sử dụng lượng năng lượng bằng 9 căn hộ tại Mỹ dùng trong 1 ngày. Tổng số điện toán được lưu trữ bởi mạng Bitcoin chiếm khoảng 100.000 lần lớn hơn so với 500 siêu máy tính cộng vào.
Về năng lượng thực tế, phần cứng Bitcoin chiếm khoảng 31 terawatt giờ mỗi năm (một terawatt là một nghìn tỷ watt hoặc một triệu triệu watt). Số năng lượng này lớn hơn mức sử dụng của 150 quốc gia hoặc ba phần tư các nước trên thế giới.
Tồi tệ hơn là sự tiêu thụ năng lượng của Bitcoin đang gia tăng với tốc độ chóng mặt mỗi ngày. Tính đến nay, tỷ lệ này ước tính khoảng 450 gigawatt mỗi ngày (một gigawatt là một tỷ watt). Thậm chí, có những trường hợp tội phạm mạng đang sử dụng “botnets” (tập hợp các robot phần mềm hoặc các con bot hoạt động tự chủ) để khai thác năng lượng của máy tính cá nhân thông qua phần mềm ẩn trong các trang web phổ biến.
Có thể có khoảng 200 trang web như vậy mang các phần mềm này và khoảng 500 triệu người dùng đang vô tình bị lợi dụng cho tội phạm mạng khai thác cryptos.
Theo một dự báo của Digiconomist, một ấn phẩm cryptocurrency, năng lượng sẽ bị dùng bởi Bitcoin hơn toàn bộ nước Mỹ vào tháng 7/2019 và vượt qua toàn bộ lượng năng lượng tiêu thụ của thế giới vào cuối năm 2020.
Hãy so sánh các giao dịch crypto với thẻ tín dụng truyền thống. Digiconomist ước tính rằng, hệ thống thanh toán của Visa hiện nay sử dụng năng lượng tương đương 50.000 gia đình Mỹ để chạy 350 triệu giao dịch, trong khi Bitcoin sử dụng năng lượng tương đương 2,8 triệu gia đình Mỹ để chạy 350.000 giao dịch. Nói cách khác, các giao dịch bằng bitcoin lãng phí năng lượng gấp 56.000 lần so
với Visa.
Lời tạm kết
Với tất cả những lời hùng biện và những nỗ lực nhằm giảm nhẹ sự ấm lên toàn cầu và thay đổi khí hậu, có vẻ như chúng ta quên mất mức năng lượng đang được (bị) sử dụng vào cryptos. Một trật tự tài chính toàn cầu mới có lẽ là cần thiết để theo dõi sự phát triển của cryptos và đồng thời là mức độ sử dụng của năng lượng trên toàn thế giới vào chúng.