Mất 7 - 10 năm mới có thể làm xong dự án điện khí LNG

0:00 / 0:00
0:00
Cần khoảng 7,5 năm kể từ khi giao chủ đầu tư mới đi tới bước vận hành thương mại ở dự án điện khí. Trước đó, việc chọn nhà đầu tư phát triển dự án do UBND tỉnh thực hiện cũng được cho là cần từ 1-3 năm.

Theo tính toán của Bộ Công thương, thời gian để hoàn thành lập, phê duyệt Hồ sơ Báo cáo khả thi và các văn bản pháp lý cần thiết cho dự án điện khí LNG mất cỡ 2-3 năm. Sẽ mất từ 2-4 năm cho đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA) và thu xếp vốn vay với sự tuỳ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và tài chính của nhà đầu tư. Thời gian xây dựng đưa vào vận hành một nhà máy công suất khoảng 1.500 MW được cho là 3,5 năm.

Do thời gian lâu như nói trên, nên các dự án điện khí đang triển khai hiện nay với mục tiêu vào vận hành trước năm 2030 sẽ là không nhiều, chỉ khoảng hơn 6.000 MW gồm Trung tâm Điện lực Ô Môn, Nhơn Trạch 3&4 và Hiệp Phước.

Các dự án còn lại chỉ có thể vào vận hành đến năm 2030 khi có điều kiện kèm theo là đàm phán xong PPA và thu xếp vay vốn trước năm 2027.

Tổ máy số 1, công suất 330 MW của Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I đưa vào vận hành thương mại từ ngày 9/7/2009, Tổ máy 2 vào vận hành cuối năm 2015. Hiện Nhà máy vẫn đang chờ khí Lô B được khai thác và vào bờ để chạy bằng khí như dự định ban đầu.

Tổ máy số 1, công suất 330 MW của Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I đưa vào vận hành thương mại từ ngày 9/7/2009, Tổ máy 2 vào vận hành cuối năm 2015. Hiện Nhà máy vẫn đang chờ khí Lô B được khai thác và vào bờ để chạy bằng khí như dự định ban đầu.

Trên thực tế, các dự án điện khí đang phải đối mặt với các thách thức như tỷ lệ cam kết bao tiêu điện tối thiểu, cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện, cơ chế mua LNG dài hạn phù hợp với thông lệ quốc tế và các vấn đề khác.

Dự án khí Lô B có giá khí miệng giếng được ký hồi năm 2017.

Dự án khí Lô B có giá khí miệng giếng được ký hồi năm 2017.

Dù thực tế đã có Nhà máy điện An Khánh được ký Hợp đồng mua bán điện (PPA) với tỷ lệ sản lượng hợp đồng (Qc) bằng 90% sản lượng điện bình quân nhiều năm của dự án trong thời gian 10 năm như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhưng Bộ Công thương cũng cho hay, căn cứ quy định hiện hành sẽ tiếp tục chỉ đạo EVN và các chủ đầu tư dự án điện khí thực hiện đàm phán, thoả thuận sản lượng điện hợp đồng và bổ sung vào PPA.

Đây có lẽ là bởi Bộ Công thương cũng rất hiểu nếu EVN thoả thuận, cam kết sản lượng điện hợp đồng dài hạn với các chủ đầu tư dự án điện khí thì có thể xẩy ra tình huống, có thời điểm sản lượng Qc mà EVN cam kết mua từ nhiều nhà máy điện sẽ bị vượt quá so với nhu cầu thực tế. Tức là khi đó nhà máy dù không phát điện nhưng EVN vẫn phải trả tiền điện và ảnh hưởng tới cân đối tài chính của EVN.

Tuy nhiên, riêng với chuỗi dự án khí điện như Lô B, Cá Voi Xanh khi triển khai sẽ đem lại hiệu quả, đóng góp vào ngân sách nên Bộ Công thương cũng đã kiến nghị, giao các Bộ liên quan xây dựng cơ chế tài chính cho EVN, PVN trong triển khai đồng bộ chuỗi dự án khí điện, không tạo sức ép lên giá điện và gánh nặng cho EVN.

Nhiệt điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 đàm phán hợp đồng mua bán điện khoảng 3 năm mới đi đến chuẩn bị ký chính thức, dù còn một số điều khoản chưa như mong đợi của chủ đầu tư.

Nhiệt điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 đàm phán hợp đồng mua bán điện khoảng 3 năm mới đi đến chuẩn bị ký chính thức, dù còn một số điều khoản chưa như mong đợi của chủ đầu tư.

Để đáp ứng yêu cầu của cơ cấu tài trợ dự án quốc tế cũng như duy trì ổn định và đảm bảo việc cung cấp nhiên liệu cho dự án vận hành, các chủ đầu tư dự án điện khí đã đề nghị được bảo đảm chuyển ngang cơ chế mua bao tiêu nhiên liệu vào PPA với EVN.

Theo đó, EVN cần cam kết mua điện ở mức đủ để công ty dự án mua nhiên liệu ở mức đáp ứng nghĩa vụ mua bao tiêu nhiên liệu dài hạn. Nếu EVN không thực hiện đúng cam kết mua điện mà lỗi không phải ở công ty dự án thì EVN vẫn phải thanh toán khoản tiền tương đương để công ty dự án thanh toán cho nghĩa vụ mua bao tiêu theo hợp đồng cung cấp nhiên liệu.

Tuy nhiên, Bộ Công thương cũng cho hay, chỉ có các dự án BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là được áp dụng cơ chế bao tiêu theo Luật PPP, còn các dự án triển khai theo hình thức IPP (nhà máy điện độc lập) chưa có quy định rõ ràng việc này.

Hiện chỉ có dự án điện khí Lô B, Cá Voi Xanh và điện LNG Nhơn Trạch 3&4 được đồng ý về nguyên tắc chuyển ngang giá khí sang giá điện. Nhưng chuyện bao tiêu sản lượng điện, sản lượng khí của Dự án LNG Nhơn Trạch 3&4 thì cũng được Chính phủ có ý kiến rằng “đây là thoả thuận sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp”.

Với câu chuyên luật điều chỉnh PPA, trong khi một số nhà đầu tư nước ngoài mong muốn dùng luật Anh hoặc Singapore thì Bộ Công thương cho rằng, các nội dung phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.

Về việc bảo lãnh nghĩa vụ của EVN với PPA, theo Bộ Công thương đây là hợp đồng thương mại đơn thuần giữa chủ đầu tư và doan nghiệp nên việc thực hiện hợp đồng là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, còn Chính phủ không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh này.

Cũng bởi các dự án điện khí LNG trong Quy hoạch điện VIII không thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hay Chính phủ nên Bộ Công thương cũng cho rằng, đề nghị Nhà nước bảo lãnh tỷ giá hối đoái cho nhà đầu tư là không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Với đề xuất bảo lãnh dự án đấu nối và đường dây truyền tải, Bộ Công thương cho là nhà đầu tư cần thoả thuận trong quá trình đàm phán hợp đồng giữa đơn vị phát điện và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia/EVN. Còn Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ không chịu trách nhiệm về các rủi ro liên quan đến tiến độ dự án đấu nối truyền tải và các sự cố lưới điện và truyền tải.

Trước thực tế các khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển các dự án điện khí là rất mới, liên quan đến nhiều cấp có thẩm quyền, Bộ Công thương đã đề nghị lập Tổ công tác liên ngành của Chính phủ.

Theo đề xuất được Bộ Công thương đưa ra, Tổ công tác sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách và các vấn đề cấp bách, quan trọng, đồng thời đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo đồng bộ, khả thi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tin bài liên quan