Thậm chí, nhiều loài động vật còn có những hành động mà nếu như không phải có sự tiến bộ của công nghệ, chúng ta sẽ mãi mãi không thể nào tin được vào những gì được quay lại. Giống như đoạn phim được Tiến sỹ Kyle-Mark Middleton xem lại từ một camera giấu kín được đặt trong khu bảo tồn động vật hoang dã.
Tiến sỹ Kyle-Mark Middleton là một thành viên thuộc dự án The APNR Ground-Hornbill, chuyên nghiên cứu và bảo tồn chủng loại chim mỏ sừng (hornbill) trong vòng hơn 20 năm qua. Một phần công việc của các thành viên trong dự án đó là tái tạo môi trường sống tốt nhất của loại chim quý hiếm này ở những nơi chúng chưa thể làm tổ.
Chim mỏ sừng có vẻ đẹp thanh lịch và duyên dáng khi sà và lượn từ tổ của chúng trên ngọn cây cao. Chim mỏ sừng ở Sarawak là một số loài chim lớn nhất trong rừng nhiệt đới và nhìn từ xa có thể giống một con thiên nga với chiếc mỏ khổng lồ.
Định kỳ, anh Middleton và đồng nghiệp sẽ đến thăm những chiếc tổ nhân tạo này để kiểm tra chất lượng cũng như theo dõi quá trình sinh sản của chim.
Ngày hôm đó, Middleton đang trên đường địa điểm thì nghe thấy tiếng động sột soạt ở đâu đó, tiếp đến là những âm thanh giống như của một loài động vật vừa nhảy từ trên cao xuống dưới đất.
Linh cảm có chuyện chẳng lành, cả đội không ai bảo ai chạy thục mạng đến tổ chim, nhưng đã quá muộn. Hình ảnh từng chiếc lông chim bay lả tả xung quanh một phần của chiếc tổ chim bị rơi xuống đất khiến ai cũng phải cảm thấy "rùng mình" khi cố gắng tưởng tượng đến chuyện gì đã xảy ra.
Rất may đây là địa điểm đã được lắp đặt máy quay phim nên đội bảo hộ không cần phải suy đoán quá nhiều về nguyên nhân của vụ việc.
Clip nguồn: LatestSightings. |
Nhìn vào đoạn clip ghi hình, có thể thấy, ngay sau khi chim bố mẹ rời đi, một con báo hoa mai đã tranh thủ thời cơ đến áp sát đến tổ.
Trong số các loài động vật săn mồi đặc biệt nguy hiểm, báo hoa mai là một trong những kẻ có sự khéo léo và khả năng leo trèo tốt nhất.
Nhờ đặc điểm leo trèo rất tốt của mình, báo hoa mai khi săn được con mồi (linh dương, khỉ, nhím...), thường sẽ vác con mồi trèo thẳng lên cây rồi sau đó mới ăn thịt. Điều này là để tránh bị cướp mất con mồi bởi các loài động vật ăn thịt đáng gờm khác như sư tử, linh cẩu, chó hoang châu Phi...
Với kỹ năng được ông trời ban tặng, con báo hoa mai trong clip không phải tốn quá nhiều công sức để tiếp cận tổ chim và chui vào đó để khều chim non ra ngoài.
Con báo hoa mai "ranh ma" tóm gọn con mồi. |
Khi mà con mồi là những sinh vật còn quá thơ non như vậy, một khi bị tóm chắc chắn sẽ không có cơ hội để trốn thoát.
"Chúng tôi cảm thấy cực kỳ buồn vì những gì vừa đã xảy ra. Việc một chú chim non bị săn mồi sẽ là tổn thất rất lớn đối với cộng đồng chim mỏ sừng, loài mà đang trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng cao. Dù sao, chúng tôi cũng đã biết được danh tính của thủ phạm, điều mà trước đây chúng tôi không thể nào đoán được", anh Middleton cho biết.