Màn thanh trừng kinh hoàng giữa 2 thành viên trong Tứ đại nọc độc Ấn Độ

Màn thanh trừng kinh hoàng giữa 2 thành viên trong Tứ đại nọc độc Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mặc dù rắn lục Russell cũng là một loài rắn cực độc và nguy hiểm, nhưng trước sức mạnh của rắn hổ mang, tất cả những thứ đó chỉ được xem như là trò hề.

Động vật săn mồi là tên chung cho các loài động vật chuyên săn các loài khác để ăn thịt. Tuy nhiên, cũng có những loài mà con mồi của chúng lại chính những đồng loại của mình.

Ăn thịt đồng loại không phải là hiện tượng hiếm gặp trong thế giới động vật. Theo các nhà khoa học đã ghi nhận thì hiện nay có khoảng hơn 1.500 loài động vật có hành vi ăn thịt đồng loại. Những loài ăn thịt đồng loại này có cả ở trên cạn và dưới nước. Nhưng điển hình và thường được đưa ra làm ví dụ về ăn thịt đồng loại chắc chắn phải kể tên loài rắn.

Hình ảnh một con rắn nuốt một con rắn có lẽ không còn xa lạ trong tự nhiên. Được biết đến là loài săn mồi đáng sợ bậc nhất trên cạn loài rắn có thể tiêu diệt bất kỳ con vật nào gây nguy hiểm cho nó kể cả là đồng loại của chúng.

Một nghiên cứu về loài rắn chuông đầu dẹt Mexico năm 2009 đã chỉ ra rằng 68% các bà mẹ đã ăn thịt con của chúng, bao gồm cả những con non đã chết trước khi ra đời. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây có thể là hành động giúp rắn mẹ lấy lại chất dinh dưỡng cần thiết để sinh thêm những lứa rắn non khác.

Mới đây, một đoạn clip được quay tại thị xã Banki, bang Odisha, Ấn Độ sẽ cho chúng ta cái nhìn cận cảnh về việc rắn ăn thịt đồng loại.

Ấn Độ là quốc gia có khoảng 1,2 triệu người đã chết do rắn cắn trong 20 năm qua (theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí eLife).

Việc bùng nổ dân số dẫn đến sự xâm lấn môi trường tự nhiên là nguyên nhân khiến cho các cuộc đụng độ giữa người và động vật hoang dã ngày càng tăng cao. Trong đó, có 4 loại rắn độc khét tiếng và là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ rắn cắn và tử vong ở quốc gia này.

Nhóm rắn gồm 4 thành viên này được gọi là Tứ đại nọc độc bao gồm: rắn hổ mang Ấn Độ (Naja naja), rắn cạp nia Ấn Độ (Bungarus caeruleus), rắn lục Russell's (Daboia russelii) và rắn lục vảy cưa (Echis carinatus).

Không chỉ hung dữ với con người mà những thành viên thuộc Tứ đại nọc độc còn có thể sẵn sàng lao vào nhau bất cứ khi nào có cơ hội. Trong đoạn clip có thể thấy, một con rắn hổ mang Ấn Độ dài gần 2 m đang lao tới cấu xé một con rắn lục Russell's. Rắn độc Russell, một loài vật được cho là thủ phạm giết chết vô số người mỗi năm ở Đông Nam Á, có nọc chứa chất kịch độc khiến máu bị đông lại, phá hủy tuyến yên, làm tắt lịm ham muốn tình dục của nạn nhân bị cắn.

Trong khi nhiều loài rắn khác khiến nạn nhân bị rối loạn đông máu, gây chảy máu trong, thì rắn độc Russell lại khiến máu người trở nên vón cục lại, phá hủy tuyến yên - cơ quan tiết hormone ở người, khiến cho nạn nhân mắc hội chứng “trẻ hóa” đau khổ, mất đi ham muốn tình dục, rụng lông trên cơ thể và rối loạn nhận thức.

Nguy hiểm là thế, nhưng trước sức mạnh hủy diệt của con rắn hổ mang, rắn Russell hoàn toàn không có cơ hội phản kháng. Người xem đoạn clip có thể phần nào cảm nhận được nỗi sợ hãi kinh hoàng của rắn Russell khi gặp phải kẻ địch quá mạnh.

Trước sự việc trên, người dân địa phương đã phải liên lạc với lực lượng chức năng để xử lý tình huống. Mặc dù sau đó những con rắn đã được giải cứu và trả về môi trường tự nhiên, tuy nhiên các chuyên gia tin rằng con rắn Russell sẽ khó có thể sống sót bởi nọc độc của rắn hổ mang.

Tin bài liên quan