M&A Việt Nam – Cần cú hích lớn để đột phá

M&A Việt Nam – Cần cú hích lớn để đột phá

(ĐTCK) Sự cạnh tranh trong việc thu hút dòng vốn ngoại với các quốc gia trong khu vực, những trở ngại từ cổ phần hóa DNNN tại Việt nam, chất lượng doanh nghiêp và quy mô nền kinh tế. Để giá trị M&A đạt được ít nhất như năm 2016, đòi hỏi sự mạnh mẽ của nhà nước trong việc thoái vốn các tập đoàn, tổng công ty lớn. 

Sáng ngày 20/7/2017, Họp báo về Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 9 (năm 2017) với chủ đề “Tìm bước đột phá/Seeking a big push” do Báo Đầu tư phối hợp và Công ty AVM Việt Nam tổ chức với sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo thông tin chính thức về Diễn đàn.

Diễn đàn thường niên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp năm 2017 (M&A Việt Nam 2017) được Báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào thứ Năm, ngày 10/8/2017 tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM). Đây là sự kiện thường niên có quy mô lớn thu hút sự quan tâm của các cơ quan Chính phủ, đông đảo các chuyên gia hàng đầu và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư cho biết đánh giá, trong những năm gần đây, hoạt động M&A nổi lên như một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần làm đa dạng hóa các kênh thu hút vốn cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động M&A cũng đã góp phần nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

M&A Việt Nam – Cần cú hích lớn để đột phá ảnh 1

Ông Lê Trọng Minh - Tổng Biên tập Báo Đầu tư 

Đặc biệt, trong giai đoạn 2014 - 2018, thị trường M&A Việt Nam bắt đầu bước vào một làn sóng mới, được ghi nhận là làn sóng thứ hai với tổng giá trị M&A được dự báo lên đến 20 tỷ USD.

(Clip phát biểu của ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư) 

Những cam kết cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước lớn; sự trỗi dậy của các công ty khối tư nhân, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và sự quan tâm của các dòng vốn ngoại đối với các cơ hội đầu tư và M&A là động lực quan trọng của làn sóng thứ hai này.

Sau khi đạt đỉnh năm 2015, mốc kỷ lục trong 10 năm qua với giá trị M&A ước đạt 5,2 tỷ USD, năm 2016 theo thống kê của IMAA, giá trị các thương vụ M&A đạt 5,8 tỷ USD.

Mặc dù vậy, hoạt động M&A cũng đang gặp phải không ít khó khăn và nếu không có gì đột phá, giá trị M&A năm 2017 sẽ không dễ vượt qua con số 5 tỷ USD. Điều này đòi hỏi một cú hích lớn từ các doanh nghiệp và của chính phủ để thúc đẩy hoạt động M&A phát triển mạnh mẽ hơn cả về số lượng giá trị vượt ngưỡng 6 tỷ USD và chất lượng các thương vụ. Nhất là dự báo về “Làn sóng thứ hai” tại Việt Nam, dự kiến diễn ra trong 5 năm (2014-2018) với tổng giá trị thương vụ lên đến 20 tỷ USD, đang bước vào giai đoạn nước rút.

(Clip phát biểu của TS. Nguyễn Anh Tuấn, cố vấn cao cấp Diễn đàn M&A)

Trong thời gian tới, thị trường M&A Việt Nam được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự bùng nổ với hàng loạt thương vụ có giá trị lớn. Nhưng, để bùng nổ thật sự, thị trường đang cần bước đột phá lớn.

Vậy, yếu tố nào cần đột phá để tạo ra nguồn hàng hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước đang rất dồi dào? Chính phủ cần làm gì để đột phá hơn nữa về cơ chế chính sách, tạo thuận lợi cho hoạt động M&A?

Chính sách cổ phần hóa và thoái vốn các doanh nghiệp lớn cần có những tháo gỡ như thế nào để thu hút các nhà đầu tư? Điểm nghẽn “nới room” đối với nhà đầu tư nước ngoài cần được tháo gỡ ra sao để thu hút vốn ngoại? Lĩnh vực nào sẽ tạo bước đột phá trong thời gian tới?...

M&A Việt Nam – Cần cú hích lớn để đột phá ảnh 2

Diễn đàn M&A Việt Nam 2017 sẽ là nơi trao đổi, thảo luận các chủ đề nóng hổi nêu trên, đồng thời chia sẻ các cơ hội và kinh nghiệm nhằm cùng tạo bước đột phá cho thị trường. 

Bên cạnh đó, hiện dòng vốn ngoại đang tìm kiếm cơ hội để thực hiện các thương vụ M&A tại Việt Nam rất nhiều. Các quỹ đầu tư, nhà đầu tư đang đặc biệt quan tâm đến tiến trình thoái vốn tại Vinamilk, Petrolimex, Sabeco, Habeco, MobiFone…

Nhưng làm thế nào để các công ty trở thành mục tiêu hấp dẫn, nhiều tiềm năng và đạt chuẩn để hoàn thành các thương vụ mới là vấn đề trọng yếu hiện nay. Do đó, quan trọng nhất là phải tìm ra yếu tố đột phá để giải quyết các vấn đề trọng yếu này…

Đó chính là những lý do vì sao Ban tổ chức Diễn đàn M&A thường niên chọn chủ đề “Tìm bước đột phá” cho năm 2017. Với chủ đề “Tìm bước đột phá/Seeking a big push”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2017 sẽ là nơi trao đổi, thảo luận các chủ đề nóng hổi nêu trên, đồng thời chia sẻ các cơ hội và kinh nghiệm nhằm cùng tạo bước đột phá cho thị trường.

(Phát biểu của ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM) 

Trong suốt gần 10 năm vừa qua, diễn đàn đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chính sách về M&A, cũng như thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và kết nối đầu tư giữa các đối tác trong nước và nước ngoài.

Do đó, ông Minh hy vọng, trong diễn đàn lần này, lãnh đạo các cơ quan chính phủ, các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế về M&A cùng các doanh nghiệp sẽ thẳng thắn thảo luận, chia sẻ thông tin để cùng mang lại những giá trị thiết thực cho sự phát triển của đất nước trong bối cảnh phát triển mới.

Tin bài liên quan