Ly kỳ nguyên nhân hà mã cứ tắm nắng lại bị "máu" chảy đỏ lòm khắp cả người

Ly kỳ nguyên nhân hà mã cứ tắm nắng lại bị "máu" chảy đỏ lòm khắp cả người

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhiều người nghĩ là do bị cháy nắng, tuy nhiên sự thật sẽ khiến tất cả phải "ngã ngửa".

Hà mã được xem là loài động vật hung dữ và nguy hiểm nhất ở châu Phi. Trung bình mỗi năm có khoảng 2.900 người tử vong vì có liên quan đến hà mã, con số lớn hơn nhiều những vụ án gây ra bởi những loài động vật săn mồi nổi tiếng "khát máu" như cá mập.

Nguyên nhân là do hà mã là loài vô cùng nóng tính và dễ mất kiểm soát, bất cứ khi nào hà mã cảm thấy có sự xâm phạm nó sẽ điên cuồng chống trả và có thể tiêu diệt luôn kẻ đi lạc.

Mang tiếng xấu là thế, tuy nhiên không thể phủ định dáng vẻ mũm mĩm, cù lần của hà mã là một lợi thế thu hút rất nhiều người hâm mộ cho loài động vật này.

Chúng là loài động vật lưỡng cư vì dành đến 16 giờ mỗi ngày trong nước. Hà mã là loài động vật rất to và là loài động vật có vú sống trên cạn lớn thứ ba hiện nay, sau voi và tê giác trắng.

Chúng có thể đạt chiều dài 3,3 - 5 m và cao tới 1,6 m tính tới vai. Con cái trung bình nặng khoảng 1.400 kg, trong khi con đực nặng từ 1.600 - 4.500 kg.

Trái ngược hoàn toàn với tính cách nhút nhát, hiền lành của loài động vật ăn cỏ thông thường, hà mã là một trong những giống loài nguy hiểm nhất ở châu Phi với sự hung hăng số một trên thế giới.

Vũ khí của sinh vật này nằm ở sức mạnh "long trời lở đất" cùng với hàm răng và bộ ngà lớn dùng để chống lại các mối đe dọa, kể cả con người.

Nhưng điểm đặc biệt của hà mã phải kể đến lớp da của chúng. Mặc dù là động vật có vú nhưng hà mã lại rất ít lông. Đổi lại, loài động vật này tự trang bị làn da dày đến 6 cm.

Rất khó để các loài hoang dã săn mồi cắn xuyên qua lớp da siêu dày này mà xơi được thịt hà mã. Song biểu bì dày mà không được che chắn thì cũng chỉ tổ nắng đốt. So với các động vật có vú khác, hà mã toát mồ hôi nhanh gấp 7 lần. Thế nên chúng mới suốt ngày lo ngâm mình trong nước.

Clip nguồn: Maasai Sightings.

Du khách Dean Grant trong chuyến du lịch của mình đã ghi lại hoạt cảnh vô cùng vui nhộn của một đàn hà mã đang tìm chỗ để làm mát cơ thể.

Theo đó, một đàn hà mã với số lượng lên đến hàng chục con sau khi trải qua cái nắng gay gắt của tiết trời Phi châu đã bị mất nước nghiêm trọng. Chính vì thế nên Dean đã tưởng những con hà mã có màu đỏ hồng bị cháy nắng và vô cùng kinh ngạc trước vẻ ngoài khác lạ của chúng.

Thực tế, vết màu đỏ đó không phải cháy nắng hay là máu của hà mã. Người ta thường gọi chất lỏng này là "mồ hôi máu", nhưng đó thực ra không phải là máu hay mồ hôi mà là một chất dịch có tính axit cao. Nó hoạt động như lớp nhầy ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và hấp thụ tia cực tím.

Các nhà khoa học đã tìm thấy chất này được tạo thành từ hai sắc tố, sắc tố màu đỏ (hipposudoric axit) và sắc tố màu cam (norhipposudoric axit), hai chất này được sản xuất ra từ việc trao đổi amino acids.

Sự kết hợp 2 axit này đóng vai trò lớn trong sức khỏe của hà mã. Chúng không chỉ được cho như là 1 lớp kem chống nắng tự nhiên, sản phẩm dưỡng ẩm cho làn da nhạy cảm mà còn có đặc tính kháng khuẩn cho làn da mỗi khi hà mã ngâm nước.

Tin bài liên quan