Lúng túng với cơ chế điều hành giá xăng

Giá xăng thế giới đang tăng với biên độ rất mạnh và nếu như trước đây thì đã đến lúc phải tính chuyện tăng giá bán lẻ trong nước. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh giá cả đang leo thang thì không chỉ DN mà cả các cơ quan quản lý cũng đang lúng túng với việc điều hành giá xăng.

Giá dầu tiếp tục lên mức trên 90 USD/thùng, giá xăng thành phẩm vượt 90 USD/thùng. Với mức giá này sau khi cộng thuế cùng với các loại phí, giá bán đến tay người tiêu dùng vào khoảng 12.800 đồng mỗi lít xăng và 11.619 đồng cho mỗi lít dầu. So với giá bán hiện tại, mỗi lít xăng A92 doanh nghiệp lỗ khoảng 1.500 đồng và khoảng 3.400 đồng với mỗi lít dầu diezel.

 

Sức ép thua lỗ lớn, một số DN kêu và Bộ Tài chính cũng thừa nhận chuyện thua lỗ là có thật. Trong trường hợp này, nếu theo quy định của Nghị định 55 thì DN đã có thể kiến nghị để tăng giá và với thực tế thua lỗ này thì các cơ quan nhà nước sẽ chấp nhận cho tăng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn yêu cầu các DN tiếp tục kìm giữ giá và chờ đợi.

 

Thực tế, giá dầu tăng đang buộc các cơ quan quản lý vào tình huống khó xử. Trong vòng 1-2 tuần tới, nếu giá dầu giảm thì là một điều may mắn cho mọi tính toán tiếp theo. Tuy nhiên, nếu giá dầu tăng sẽ tiếp tục gây khó cho công tác điều hành giá cả. Yêu cầu DN kìm giữ giá chỉ là một quyết định hành chính có giá trị rất ngắn và hiện tại các nhà quản lý đang đau đầu để tính toán một phương án hợp lý hợp tình.

 

Về nguyên tắc, DN đã được giao tự chủ về giá xăng dầu. Trong trường hợp này, nếu nhìn từ phía DN thì phải sớm có sự điều chỉnh về giá vì kinh doanh xăng không được bù lỗ, DN kinh doanh phải đảm bảo có lãi. Tuy nhiên, nhìn từ mục tiêu kìm giữ giá tiêu dùng nói chung thì không thể tăng vì mục tiêu đại cục được ưu tiên là giữ bình ổn mặt bằng giá trong nước. Ai cũng biết, giá xăng là mặt hàng tác động rất lớn đến nhiều nhóm hàng khác.

 

Ông Hoàng Thọ Xuân - Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước cho rằng, cơ quan quản lý đang tìm lời giải đáp thăng bằng cho hai hướng đi mâu thuẫn nhau là: tăng giá để giảm lỗ cho DN và bình ổn giá vì lợi ích nền kinh tế. Vì thế, phải có tính toán kỹ, chu đáo, chắc chắn và thuyết phục. Muốn làm điều đó thì không thể sớm được, không thể nóng vội.

 

Một quan chức Bộ Công thương cho biết, khi đặt vấn đề, bắt đầu triển khai thị trường hóa một số mặt hàng, chúng ta chưa hình dung được hết diễn biến thế giới. Đây là yếu kém trong thông tin và khả năng dự báo, chúng ta phải thừa nhận