Điều này cho thấy, các NĐT đang chờ đợi lợi suất trúng thầu sẽ tăng lên. Trên thị trường thứ cấp, khối lượng giao dịch cũng giảm nhẹ so với tuần trước, nhưng lợi suất tăng khá mạnh tại các kỳ hạn dưới 5 năm khi lạm phát tháng 3 tăng trở lại và tín dụng tăng trưởng tích cực. Bên cạnh đó, tỷ giá đồng USD niêm yết tại các ngân hàng và trên thị trường tự do tiếp tục leo thang, khiến nhu cầu trái phiếu giảm. Tuần này, các yếu tố tăng vẫn được duy trì khiến lợi suất trái phiếu có thể tăng nhẹ.
Thị trường sơ cấp
Thị trường trái phiếu tuần qua khá ảm đạm với chỉ 969 tỷ đồng trái phiếu của Kho bạc Nhà nước (KBNN) trúng thầu trong tổng số 6.500 tỷ đồng gọi thầu. Đây là khối lượng trúng thầu thấp nhất kể từ đầu năm nay.
Cụ thể, KBNN phát hành được 969 tỷ đồng trái phiếu chính phủ 15 năm, tương đương tỷ lệ trúng thầu đạt 48,4%, tại mức lợi suất 7,35%/năm, tăng 5 điểm cơ bản so với tuần trước đó. Trái phiếu 5 và 10 năm được chào thầu tương ứng 3.000 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Mặc dù tỷ lệ đăng ký thầu hai loại trái phiếu này vẫn khá cao, 1,75 lần đối với trái phiếu 5 năm và 1,23 lần đối với trái phiếu 10 năm, nhưng đều không được huy động thành công.
Tính đến hết ngày 27/3, 69.942 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và Chính phủ bảo lãnh được đấu thầu thành công. Trong đó, có 55.992 tỷ đồng trái phiếu KBNN, hoàn thành 22,4% kế hoạch năm, 4.949 tỷ đồng trái phiếu Ngân hàng Chính sách Xã hội và 9.000 tỷ đồng trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Trong tuần, tín phiếu chính phủ không có phiên đấu thầu trên thị trường sơ cấp.
Tuần này, nguồn cung trái phiếu chính phủ tiếp tục ở mức thấp với tổng khối lượng chào thầu là 6.000 tỷ đồng trái phiếu KBNN. Trong đó có 3.000 tỷ đồng trái phiếu 5 năm, 1.500 tỷ đồng trái phiếu 10 năm và 1.500 tỷ đồng trái phiếu 15 năm.
Thị trường thứ cấp
Khối lượng giao dịch trên thị trường thứ cấp trong tuần từ 23 - 27/3 đạt 25.999 tỷ đồng, giảm 6,53% so với tuần trước đó, tương ứng với giá trị trung bình mỗi phiên đạt 5.200 tỷ đồng.
Giá trị thông thường (outright) chiếm 71% tổng giá trị giao dịch, tương ứng với 18.398 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch mua bán lại (repos) đạt 7.601 tỷ đồng, chiếm 29% tổng giá trị của thị trường.
Giao dịch outright trái phiếu kỳ hạn dưới 3 năm chiếm ưu thế với 51% tổng giá trị giao dịch. Giao dịch từ 3 - 5 năm và trên 5 năm chiếm lần lượt 20% và 29% tổng giá trị giao dịch.
Trong tuần, NĐT nước ngoài bán ròng mạnh với hơn 1.691 tỷ đồng thông qua các giao dịch outright và repos. Đây là tuần bán ròng thứ 2 với khối lượng bán ròng gấp 3,78 lần so với tuần trước đó.
Theo số liệu Bloomberg, lợi suất trái phiếu tuần này tiếp tục tăng tại hầu hết các kỳ hạn. Riêng lợi suất 7 và 10 năm giảm 16 và 4 điểm cơ bản so với tuần trước (xem bảng).
Thị trường mở
Tuần từ 23 - 27/3, thị trưởng mở ghi nhận 3.673 tỷ đồng giao dịch reverse repo được thực hiện và khối lượng lớn giao dịch reverse repo đáo hạn trị giá 3.434 tỷ đồng.
Trong tuần, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát hành 15.058 tỷ đồng tín phiếu, tăng gấp 3 lần so với khối lượng phát hành tuần trước đó. Tín phiếu 182 và 91 ngày chiếm 24,7% và 25% tổng giá trị phát hành, tương ứng với 3.716 tỷ đồng và 3.773 tỷ đồng. Tín phiếu 56 ngày và 28 ngày lần lượt chiếm 36,7% và 13,6% tổng giá trị phát hành với khối lượng phát hành tương ứng 5.525 tỷ đồng và 2.044 tỷ đồng. Lợi suất của các tín phiếu không thay đổi so với tuần trước đó.
Như vậy, tính chung, NHNN đã quay trở lại bơm ròng 1.148 tỷ đồng sau một tháng hút ròng liên tục.
Thị trường liên ngân hàng
Tuần cuối cùng tháng 3, lãi suất liên ngân hàng tăng lên đến ngày 25/3 và giảm dần về phiên thứ 6. Kết quả, kỳ hạn ngắn giảm nhẹ trong khi hai kỳ hạn dài hơn tăng không đáng kể so với phiên tuần trước đó. Theo Bloomberg, lãi suất tham khảo ở ngưỡng: qua đêm (3,8%/năm, -20 điểm cơ bản), 1 tuần (4,0%/năm, -10 điểm cơ bản), 2 tuần (4,2%/năm, +10 điểm cơ bản) và 1 tháng (4,3%/năm, +10 điểm cơ bản). Sau thông báo không tăng tỷ giá từ NHNN, thị trường ngoại tệ đã giảm nhiệt, góp phần làm dịu dần nhu cầu vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng với nhu cầu đầu cơ đồng