Trong quý III/2024, Cao su Đà Nẵng ghi nhận doanh thu đạt 1.217,7 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 45,93 tỷ đồng, giảm 39,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 16,8%, về chỉ còn 12,5%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 19,5% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 36,94 tỷ đồng, về 152,28 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 37,5%, tương ứng giảm 4,34 tỷ đồng, về 7,24 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 38,2%, tương ứng tăng thêm 6,75 tỷ đồng, lên 24,42 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 17,2%, tương ứng giảm 15,42 tỷ đồng, về 74,32 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, trong kỳ mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, nguyên nhân chủ yếu do hụt lợi nhuận gộp, đồng thời chịu áp lực chi phí tài chính dù đã tiết giảm chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
Lý giải lợi nhuận lao dốc trong quý III, lãnh đạo Cao su Đà Nẵng cho biết do giá nguyên vật liệu tăng cao, tỷ giá giảm làm tăng lỗ chênh lệch tỷ giá.
Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2024, Cao su Đà Nẵng ghi nhận doanh thu đạt 3.555,2 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 172,54 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2024, Cao su Đà Nẵng đặt kế hoạch doanh thu 5.151 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 228 tỷ đồng, giảm 7% so với thực hiện trong năm 2023.
Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2024 với lãi sau thuế đạt 172,54 tỷ đồng, Cao su Đà Nẵng đã hoàn thành 75,7% so với kế hoạch năm.
Bên cạnh kinh doanh lao dốc, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cao su Đà Nẵng còn ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm 134,5 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 357,9 tỷ đồng. Ngoài ra, cũng trong 9 tháng đầu năm, dòng tiền đầu tư ghi nhận âm 232,7 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận dương 161,1 tỷ đồng, chủ yếu do tăng nợ vay.
Về quy mô tài sản, tính tới 30/9/2024, tổng tài sản của Cao su Đà Nẵng đã tăng 18,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 616,6 tỷ đồng, lên 4.000,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 1.291,4 tỷ đồng, chiếm 32,3% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 1.007,8 tỷ đồng, chiếm 25,2% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 792,5 tỷ đồng, chiếm 19,8% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Cơ cấu tài sản dở dang dài hạn của DRC tại thời điểm 30/9/2024 |
Điểm đáng lưu ý, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cao su Đà Nẵng đã tăng tài sản dở dang dài hạn tới 202,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 214,5 tỷ đồng, lên 320,6 tỷ đồng.
Về phần nguồn vốn, tính tới cuối quý III, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của Cao su Đà Nẵng tăng 50,8% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 299,6 tỷ đồng, lên 889,3 tỷ đồng và bằng 46,4% tổng vốn chủ sở hữu (đầu năm dư nợ là 589,7 tỷ đồng và bằng 13% tổng vốn chủ sở hữu).
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/10, cổ phiếu DRC giảm 300 đồng về 29.200 đồng/cổ phiếu.