Giá vàng và bạc tăng khi các nhà đầu tư cân nhắc về việc nền kinh tế gấp rút mở cửa lại trước áp lực lạm phát do giá hàng hóa gia tăng. Các kim loại quý thường được sử dụng như một hàng rào chống lại giá tiêu dùng tăng cũng đang được hưởng lợi từ việc đồng đô la yếu hơn và lợi tức trái phiếu kho bạc ít biến động.
Sự phục hồi đã được thúc đẩy bởi sự đảm bảo lặp đi lặp lại từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) rằng họ sẽ không xem xét việc tăng lãi suất hoặc giảm tỷ lệ mua trái phiếu sớm. Tỷ lệ sở hữu vàng trong các quỹ ETF đầu tư vào vàng thỏi đã tăng phiên thứ bảy liên tiếp.
John Feeney, Giám đốc phát triển kinh doanh tại đại lý vàng Guardian Gold Australia có trụ sở tại Sydney cho biết: “Có vẻ như lo ngại lạm phát cuối cùng đã giúp giá kim loại quý tăng cao hơn. Các nhà đầu tư ETF đang bắt đầu quay lại mua ròng”.
Vào thứ Ba (18/5), giá vàng giao ngay đã tăng 0,1% lên 1.869,44 USD/ounce sau khi tăng lên 1.875,10 USD, mức cao nhất kể từ ngày 29/1/2021. Giá bạc giao ngay tăng 2,1% lên 28,7533 USD/ounce, mức cao nhất kể từ đầu tháng 2/2021. Ngoài ra, giá Palladium tăng, trong khi giá bạch kim giảm.
Diễn biến giá vàng giao ngay |
Các nhà đầu tư sẽ xem xét các biên bản từ cuộc họp vào tháng 4 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thứ Tư (19/5) để tìm bất cứ dấu hiệu nào cho thấy các nhà hoạch định chính sách có thể giảm chương trình kích thích sớm hơn dự kiến.
Hôm thứ Hai (17/5), Phó chủ tịch Fed Richard Clarida cho biết, nền kinh tế vẫn chưa đạt đến ngưỡng để đảm bảo thu hẹp lại việc mua trái phiếu, trong khi Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan cho biết ông hy vọng áp lực giá sẽ giảm bớt vào năm 2022.
Morgan Stanley dự kiến cảnh báo đầu tiên về việc cắt giảm trái phiếu sẽ đến vào tháng 9 và điều này sẽ gây áp lực trở lại đối với vàng, Morgan Stanley cũng cho biết giá vàng thỏi có khả năng duy trì trên mốc 1.700 USD/ounce trong nửa cuối năm nay.