Theo công bố thông tin, Quỹ đầu tư PANDO 1 INVESTMENT PTE.LTD có trụ sở tại Singapore, đã mua thành công mua thêm hơn 850.000 đơn vị phiên hôm nay, nâng số cổ phần sở hữu lên 11,74 triệu đơn vị, tương ứng 5,25% vốn điều lệ APG.
Ngày thực hiện giao dịch làm thay đổi tỷ lệ sở hữu và trở thành cổ đông lớn là ngày 14/4/2025. Đóng cửa phiên giao dịch, APG có sắc xanh tích cực 9.900 đồng/cp, tương ứng tăng 3,34%.
Động thái mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài diễn ra trong giai đoạn cổ phiếu này có sự tăng trưởng về thị giá vượt trội so với thị trường (tăng 55% trong quý 1/2025). Tuần cuối tháng 3, cổ phiếu APG có các lệnh mua lớn từ khối ngoại, riêng 2 phiên 24-25/3 có lệnh thoả thuận hơn 7 triệu cổ phiếu, phiên 27/3 khối ngoại mua khớp lệnh thêm hơn 1,6 triệu đơn vị. Tổng cộng chỉ riêng 3 phiên này, ngoại khối đang sở hữu hơn 8,67 triệu cổ phiếu. Tính đến 31/3/2025, nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu gần 10% vốn tại APG (vốn điều lệ sau phát hành khoảng 2.300 tỷ đồng).
![]() |
Khối ngoại liên tục mua ròng cổ phiếu APG. Nguồn Dữ liệu: Vietstock Finance. |
Đáng chú ý, khối ngoại vẫn liên tục gom mua cổ phiếu APG bất chấp bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam tuần đầu tháng 4 biến động mạnh trước cú sốc thuế quan. Chỉ riêng tuần đầu tháng 4, sau 5 phiên, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 9.114 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó bán ròng hơn 6.500 tỷ trong 2 phiên cuối tuần. Con số này đã vượt qua mức bán ròng kỷ lục theo tuần vừa thiết lập hồi cuối tháng 5/2024 (8.135 tỷ đồng).
Năm 2025, APG đặt kế hoạch doanh thu 100 tỷ đồng, giảm 14%, nhưng con số kế hoạch lãi trước thuế 30 tỷ đồng, tích cực hơn hẳn so với con số lỗ nặng gần 146 tỷ đồng trong năm 2024 (chủ yếu do mạnh tay tái cấu trúc danh mục tự doanh).
Đồng thời, APG cũng có tờ trình hủy các phương án phát hành cổ phiếu đã được thông qua tại đại hội một năm trước, bao gồm chào bán gần 224 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/CP và chào bán 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chuyên nghiệp với giá 12.000 đồng/CP