Phong cách đầu tư Warren Buffett
Mối tương quan cao giữa giá cổ phiếu và ADT (nguồn thu của mảng môi giới và chỉ báo của mảng cho vay ký quỹ) cũng như chỉ số VN-Index (một chỉ báo giá cổ phiếu, ít tác động trực tiếp tới giá cổ phiếu nhưng vẫn rất quan trọng vì chỉ số này phản ánh tâm lý của các nhà đầu tư) cho thấy hoạt động kinh doanh của các CTCK có mối liên hệ chặt chẽ với những cảm xúc thăng trầm trên thị trường.
Những yếu tố mang tính thị trường này thường khá biến động và rất khó để dự báo một cách chính xác. Điều này cho thấy có lẽ không nên “mua và nắm giữ” các mã cổ phiếu ngành chứng khoán, đặc biệt là khi định giá có sự biến động mạnh. Vì thế, các nhà đầu tư chỉ nên xem xét các CTCK như những khoản đầu tư ngắn hạn (hoặc đối với các quỹ nắm giữ một lượng lớn tiền mặt và/hoặc có Beta thấp, nên xem xét nắm giữ như một công cụ phòng ngừa rủi ro).
Vậy còn Cathie Wood thì sao? Yuanta Việt Nam cũng dự báo có thể là không. Những nỗ lực đáng khen ngợi về chiến lược số hóa đã giúp thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch Covid thông qua giải pháp mở tài khoản trực tuyến KYC - những công ty dẫn đầu thị trường (bao gồm VND, cũng như các CTCK liên kết với ngân hàng như TCBS và VPS) đều xứng đáng được “khen ngợi” cho vì đã làm được những điều trên. Trong đó, VND - cổ phiếu nằm trong danh mục khuyến nghị của chúng tôi - là công ty tiên phong trong việc xây dựng nền tảng công nghệ. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn các CTCK này là những doanh nghiệp “sáng tạo đột phá” - vẫn còn nhiều công nghệ “quý báu” và “mới mẻ” trong lĩnh vực này vẫn chưa được khai phá.
Các CTCK tồn tại và phát triển chủ yếu nhờ vào nghiệp vụ cho vay ký quỹ và đa dạng hơn là nghiệp vụ tư vấn - ngân hàng đầu tư. Những nghiệp vụ này thường cần rất nhiều vốn và bị kiểm soát bởi những quy định nghiêm ngặt, do đó không phù hợp với quan điểm tăng trưởng kép trong dài hạn.
Tuy nhiên, cần lưu ý là các CTCK Việt Nam là những doanh nghiệp tạo giá trị trong môi trường kinh doanh có ROE thường cao hơn so với chi phí vốn xét trong một chu kỳ.
Ngành chứng khoán là đại diện tốt nhất cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa cuối 2023.
Điều này khá bất thường đối với ngành chứng khoán trong khu vực và trên toàn cầu, vì sự cạnh tranh khốc liệt và sự phân mảnh trong ngành cùng với các quy định nghiêm ngặt có thể khiến lợi nhuận giảm đối với mảng kinh doanh dịch vụ cơ bản.
Về lâu dài, chúng tôi tin rằng các CTCK vẫn sẽ có những cơ hội gia tăng ROE từ sự phát triển của thị trường vốn, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư (không chỉ riêng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp), tư vấn quản lý quỹ và dịch vụ ngân hàng chuyên biệt. Đây là tất cả các lĩnh vực mà hầu hết các CTCK chỉ mới bắt đầu khai phá - và họ cũng có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ trên toàn cầu.
Cuối cùng, sự cạnh tranh có thể khiến lợi nhuận giảm về tương đương với mức sinh lời tối thiếu (hoặc có thể giảm thấp hơn) như đã diễn ra ở các thị trường khác. Nhưng quá trình này có thể mất rất nhiều năm và Yuanta Việt Nam kỳ vọng sẽ xuất hiện nhiều cơ hội giao dịch hấp dẫn trong khi chờ đợi quá trình này diễn ra. Theo chúng tôi, đây chính là thời điểm như vậy.
Yuanta Việt Nam duy trì khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với các cổ phiếu ngành chứng khoán
Trong quá khứ, chúng tôi cố gắng tách biệt các khuyến nghị đối với từng công ty, nhưng điều này có vẻ không hiệu quả do các nhóm cổ phiếu có xu hướng “di chuyển” cùng nhau và cùng với thị trường theo thời gian. Nguyên nhân là do giá cổ phiếu ngành chứng khoán có mối tương quan cao với các chỉ số thị trường như ADT và (thậm chí là) chỉ số VN-Index.
Yuanta Việt Nam có quan điểm tích cực về thị trường trong nửa cuối năm 2023 và xem các CTCK là lựa chọn sẵn có tốt nhất cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm những đại diện cho sự phát triển của TTCK Việt Nam. Do đó, Yuanta Việt Nam duy trì khuyến nghị mua đối với cả 4 CTCK trong danh mục khuyến nghị: SSI, HCM, VCI và VND.
Giá cổ phiếu của các CTCK đã tăng rất mạnh từ đầu năm đến nay sau khi thị trường rơi vào hoảng loạn hồi quý IV/2022, nhưng định giá vẫn chưa gần về đỉnh cũ. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường, vốn được xem như chỉ báo hoạt động kinh doanh của mảng môi giới, đã phục hồi đáng kể trong những tuần gần đây.
Phải thừa nhận rằng, các mã cổ phiếu ngành chứng khoán đã tăng mạnh so với đầu năm và đặc biệt là trong vài tuần qua. Tuy nhiên, các mã cổ phiếu này còn có thể tăng cao hơn nữa - thậm chí vượt xa mức “định giá hợp lý” - khi thị trường tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối 2023.
Bốn CTCK trong danh mục khuyến nghị hiện đang giao dịch tương ứng với P/B dự phóng là 1,5 - 2,3x, đây không phải là mức “sàn” nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức định giá P/B cao nhất của thị trường tăng trưởng trong năm 2021 là 3,5 - 4,5x.
Quan điểm trên vẫn không đổi. Các CTCK đã hoạt động rất tích cực và giá cổ phiếu cũng đã tăng rất mạnh trong thời kỳ thị trường tăng trưởng vào năm 2020-2021 - giai đoạn bùng nổ của thị trường. Tuy nhiên, thị trường không thể tăng mãi và trên thực tế xu hướng giảm đã bắt đầu từ tháng 1/2022, đây là thời điểm không nên sở hữu cổ phiếu ngành chứng khoán trong danh mục, ít nhất cũng không nên mua mới và nắm giữ cổ phiếu.
Tuy nhiên, tình hình hiện đã đảo ngược. Có thể khó tin khi TTCK Việt Nam đã quay trở lại xu hướng tăng kể từ tháng Giêng năm nay, thường được xác định bằng mức tăng +20% so với đáy gần nhất. Có thể các nhà đầu tư không cảm nhận được xu hướng tăng trong 6 tháng vừa qua, nhưng xu hướng này hiện đã được xác nhận rất rõ ràng khi chỉ số VN-Index đã cắt lên đường MA-200 vào ngày 2/6/2023 và tín hiệu Giao cắt vàng (Golden Cross) đã xuất hiện vào giữa tháng 6/2023 (đường MA-50 của chỉ số VN-Index đã cắt lên đường MA-200 vào ngày 16/6).
Những tín hiệu trên diễn ra trong bối cảnh khối lượng giao dịch tăng rất mạnh, điều này củng cố thêm niềm tin vào xu hướng tăng giá của thị trường. Lãi suất giảm, một triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tích cực cho năm 2024 và định giá hấp dẫn là những yếu tố cơ bản quan trọng ủng hộ quan điểm chiến lược thị trường của chúng tôi. Ngành chứng khoán là đại diện tốt nhất cho sự phát triển của TTCK Việt Nam trong nửa cuối 2023.
Cổ phiếu ngành chứng khoán xứng đáng với mức định giá cao hơn do ROE của ngành vẫn ở mức hợp lý (mặc dù đang giảm), bảng cân đối kế toán lành mạnh, rủi ro thanh khoản thấp và sẽ là một trong những ngành được hưởng lợi tích cực nhất từ sự phát triển liên tục của thị trường vốn Việt Nam trong những năm tới.
Mặt khác, các nhà đầu tư cũng có thể cho rằng mức tăng trung bình 53% từ đầu năm, đã đưa các cổ phiếu thuộc danh mục khuyến nghị về lại mức định giá hợp lý. Trong trường hợp đó, các yếu tố hỗ trợ cơ bản nói trên đã được phản ánh vào giá và cổ phiếu sẽ không tiếp tục tăng.
Yuanta Việt Nam hiểu rằng, quan điểm trên của nhà đầu tư có thể đang dựa trên lý thuyết về “thị trường hiệu quả”. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, thực tế các cổ phiếu trên đã được đẩy giá lên cao hơn rất nhiều so với quan niệm về mức định giá hợp lý của nhà đầu tư trong thời gian gần đây. Lịch sử không phải lúc nào cũng lặp lại, nhưng điều tương tự có thể sắp xảy ra một lần nữa nếu quan điểm chiến lược của Yuanta về một thị trường tiếp tục tăng trưởng là đúng.
Nhìn chung, quan điểm của Yuanta Việt Nam đối với triển vọng ngành chứng khoán trong dài hạn vẫn không đổi. Thị trường vốn là một thành phần quan trọng của cả hệ thống tài chính, thị trường này đại diện cho một hệ thống tuần hoàn quan trọng của nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam.
Các CTCK là lựa chọn sẵn có tốt nhất cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm những đại diện cho sự phát triển của TTCK Việt Nam.
(*) Giám đốc Nghiên cứu Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam