Liên Hợp Quốc: Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất vào năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Hai (11/7), báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết, Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 2023 với dân số hơn 1,4 tỷ người.
Liên Hợp Quốc: Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất vào năm 2023

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, dân số thế giới ước tính sẽ đạt 8 tỷ người vào ngày 15/11/2022 và có thể tăng lên 8,5 tỷ người vào năm 2030 và 10,4 tỷ người vào năm 2100 khi tốc độ tử vong chậm lại.

Theo điều tra dân số trong nước được tiến hành mỗi thập kỷ một lần, dân số Ấn Độ là 1,21 tỷ người vào năm 2011. Chính phủ đã hoãn cuộc điều tra dân số năm 2021 do đại dịch Covid-19.

Theo ước tính của Liên hợp quốc, dân số thế giới đang tăng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 1950, giảm xuống dưới 1% vào năm 2020.

Vào năm 2021, mức sinh trung bình của dân số thế giới là 2,3 lần sinh trên một phụ nữ, giảm từ khoảng 5 lần sinh vào năm 1950. Mức sinh toàn cầu được dự báo sẽ giảm thêm xuống 2,1 lần sinh trên một phụ nữ vào năm 2050.

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết: “Đây là một dịp để tôn vinh sự đa dạng của chúng ta, công nhận nhân loại chung của chúng ta và ngạc nhiên trước những tiến bộ trong y tế đã kéo dài tuổi thọ và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em”.

Tuy nhiên, dân số ngày càng tăng là một lời nhắc nhở về trách nhiệm chung trong việc chăm sóc hành tinh và để "phản ánh xem chúng ta vẫn còn thiếu cam kết với nhau ở đâu", ông cho biết.

Đề cập đến một báo cáo trước đó của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với ước tính khoảng 14,9 triệu ca tử vong liên quan đến đại dịch Covid-19 từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021. Trong khi đó, báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm xuống từ 72,8 tuổi vào năm 2019 còn 71 tuổi vào năm 2021, hầu hết do đại dịch.

Liên hợp quốc cho biết, hơn một nửa dân số toàn cầu dự kiến ​​tăng đến năm 2050 sẽ tập trung ở 8 quốc gia - Congo, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Philippines và Cộng hòa Tanzania.

Các nước châu Phi cận Sahara dự kiến ​​sẽ đóng góp hơn một nửa mức tăng dân số dự kiến ​​cho đến năm 2050.

Tuy nhiên, dân số của 61 quốc gia được dự báo sẽ giảm 1% trở lên trong giai đoạn 2022-2050 do tỷ lệ sinh giảm.

Tin bài liên quan