Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty images)

Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty images)

Lệnh trừng phạt Nga ảnh hưởng mạnh tới thị trường máy bay tư nhân

0:00 / 0:00
0:00
Các nhà phân tích cho biết chỉ khoảng 5% máy bay phản lực tư nhân của châu Âu được đăng ký tại Nga và số máy bay thuộc sở hữu của Nga thực tế có thể đến gấp ba lần số này.

Thị trường máy bay tư nhân đang đặt trong tình trạng thận trọng giữa bối cảnh phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Theo công ty tư vấn và nghiên cứu dữ liệu châu Âu WINGX, chỉ có khoảng 100 máy bay phản lực tư nhân đăng ký thuộc sở hữu của Nga. Trong khi đó, năm ngoái, có khoảng 400 máy bay tư nhân thường xuyên bay từ nước này. Vấn đề này đang đặt ra câu hỏi về mức độ kiểm soát thực sự của Nga đối với các máy bay tư nhân.

Giám đốc điều hành WINGX Richard Koe cho rằng phần lớn trong số 400 máy bay trên thuộc sở hữu của các cá nhân hoặc tổ chức có trụ sở tại Nga.

Hiện nay, các nhà sản xuất máy bay đang lên danh sách các bảng câu hỏi và tiến hành kiểm tra thêm để đảm bảo các bộ phận được vận chuyển đến các trung tâm sửa chữa bên ngoài nước Nga không vô tình được sử dụng để bảo dưỡng các máy bay phản lực trong diện trừng phạt. Song điều này không hề dễ dàng trong thế giới máy bay tư nhân.

Hầu hết các máy bay phản lực tư nhân do Nga sở hữu đều được đăng ký ngoài nước và quyền sở hữu được “ngụy trang” sau nhiều "lớp vỏ" của các doanh nghiệp và quỹ tín thác.

Theo các nhà phân tích của tập đoàn tài chính Jefferies, có trụ sở tại Mỹ, chỉ khoảng 5% máy bay phản lực tư nhân của châu Âu được đăng ký tại Nga. Các nhà phân tích cho biết số máy bay thuộc sở hữu của Nga thực tế có thể đến gấp ba lần số này.

Lufthansa Technik (Đức), một trong những công ty bảo dưỡng máy bay lớn nhất thế giới, đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm và tạo ra quy trình phê duyệt xuất khẩu để tránh vi phạm các lệnh trừng phạt nhằm cấm hỗ trợ kỹ thuật cũng như vận chuyển phụ tùng sang Nga.

Một người phát ngôn của Lufthansa Technik cho biết điều này đã khiến các quy trình xử lý trong chuỗi cung ứng toàn cầu của công ty này trở nên phức tạp hơn.

Các nhà sản xuất máy bay cũng đang nỗ lực để đảm bảo một linh kiện được vận chuyển đến trung tâm bảo dưỡng sau đó sẽ không chuyển sang máy bay thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc tổ chức bị trừng phạt.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đơn đặt hàng có thể đến từ một trung tâm bảo dưỡng mà không đề cập đến một máy bay phản lực cụ thể.

Luật sư hàng không Jonathan Epstein, đối tác tại công ty luật Holland & Knight có trụ sở tại Mỹ, cho rằng các nhà sản xuất và các nhà cung cấp khác sẽ bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi hơn để họ có thể kiểm tra người dùng cuối cùng đối với các bộ phận xuất khẩu sang một số quốc gia nhất định.

Theo các nhà phân tích và môi giới, hãng sản xuất máy bay Bombardier của Canada và tập đoàn hàng không General Dynamics Corp (Mỹ) là hai trong những nhà cung cấp máy bay phản lực lớn nhất cho các chủ sở hữu Nga.

Bombardier cho biết hãng đang tăng cường các thủ tục để đáp ứng các lệnh trừng phạt, đồng thời khẳng định sẽ không cung cấp các linh kiện hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào sử dụng máy bay tại Nga.

Tin bài liên quan