Lệnh cấm vận dầu của Nga gây thêm rắc rối cho lạm phát ở châu Âu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nước châu Âu đã quay cuồng với nguy cơ lạm phát kỷ lục làm trầm trọng thêm tình hình của khu vực sau quyết định ngừng nhập khẩu dầu của Nga.
Lệnh cấm vận dầu của Nga gây thêm rắc rối cho lạm phát ở châu Âu

Trong khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cam kết rằng, lệnh cấm vận dầu của Nga dự kiến ​​sẽ được thực hiện “theo cách cho phép chúng tôi và các đối tác của chúng tôi đảm bảo các tuyến cung ứng thay thế”, thì Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cảnh báo, nền kinh tế hàng đầu của khu vực sẽ bị ảnh hưởng với lý do có thể thiếu hụt và tiếp tục tăng áp lực lên giá.

EU đã thực hiện các bước mạnh mẽ hơn về các biện pháp trừng phạt năng lượng. Tuy nhiên, việc áp đặt các biện pháp có thể làm giảm hoặc cắt hoàn toàn nguồn cung cấp năng lượng của Nga cho EU là một nhiệm vụ phức tạp đối với khối.

Bước đi này được xem là dễ quản lý hơn là làm gián đoạn các dòng khí đốt tự nhiên của Nga. Nhưng lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga khiến thế giới có nguồn cung ít hơn do Mỹ và châu Âu phải đối mặt với lạm phát nhanh nhất trong nhiều thập kỷ cùng với niềm tin ngày càng suy giảm vì tình hình chiến sự ở Ukraine.

"Dầu của Nga có thể được thay thế trên thị trường thế giới trong ngắn hạn, nhưng sẽ làm tăng chi phí bổ sung và những thách thức về hậu cần. Với lệnh cấm vận dầu mỏ, giá năng lượng có thể sẽ tiếp tục tăng", tập đoàn thương mại công nghiệp Đức BDI cho biết hôm thứ Tư (4/5).

EU từ lâu đã băn khoăn về việc liệu họ có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhà cung cấp năng lượng hàng đầu hay không khi đã nhập khẩu hơn 25% nhu cầu từ Nga vào năm ngoái.

Trong khi đó, khí tự nhiên chủ yếu chảy qua đường ống khó thay thế hơn và việc vận chuyển nhiên liệu hóa lỏng bằng đường biển từ các nhà cung cấp khác không thể bù đắp được sự thiếu hụt.

IMF cho rằng sản lượng của EU vào năm 2023 sẽ thấp hơn khoảng 3% nếu không có dầu và khí đốt của Nga nhập khẩu.

Đối với Đức, ngân hàng Bundesbank cho biết, hoạt động kinh tế có nguy cơ giảm gần 2% vào năm 2022 nếu lệnh cấm vận năng lượng dẫn đến các hạn chế đối với các nhà cung cấp điện và ngành công nghiệp. Một số nhà phân tích đã lập luận rằng tác động sẽ ít nghiêm trọng hơn và nền kinh tế sẽ có thể đối phó với cú sốc.

Nhà kinh tế Holger Schmieding của ngân hàng Berenberg cho biết, châu Âu có thể loại bỏ dầu Nga vào cuối năm mà không gây ra tình trạng thiếu hụt và tăng giá mạnh.

UBS Global Wealth Management cho biết, mặc dù tác động của lệnh cấm vận đối với tăng trưởng kinh tế của châu Âu có thể "có thể kiểm soát được", nhưng sự không chắc chắn về nguồn cung có thể sẽ " hỗ trợ cho giá năng lượng”.

Tin bài liên quan