Lên thị trường UPCoM, Tôn Đông Á (GDA) mở ra cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn và giá trị

Lên thị trường UPCoM, Tôn Đông Á (GDA) mở ra cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn và giá trị

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) 114,69 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Tôn Đông Á (mã GDA) sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM với giá chào sàn 30.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 7/9, tương ứng vốn hoá 3.440,7 tỷ đồng, thuộc top 5 công ty thép niêm yết có vốn hoá lớn trên sàn.

Việc chính thức giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty, mở ra những cơ hội mới để Công ty có thể tiếp tục hành trình phát triển mới.

Được biết, Công ty cổ phần Tôn Đông Á tiền thân là Công ty TNHH Đông Á, được thành lập ngày 5/11/1998, trải qua nhiều năm phát triển, tới năm 2018, Công ty đã nâng tổng công suất của hai nhà máy lên 800.000 tấn/năm bao gồm 4 dây chuyền mạ kẽm/nhôm kẽm với công nghệ lò ủ NOF, 4 dây chuyền mạ màu, 1 dây chuyền tẩy rỉ, 2 dây chuyền cán nguội, 2 dây chuyền xả băng và 1 dây chuyền chia cuộn.

“Trải qua quá trình hoạt động gần 25 năm, Tôn Đông Á là một trong các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lượng lớn và có uy tín trong ngành thép mạ Việt Nam. Tính đến nay, sản phẩm của Công ty được phân phối bởi hệ thống hơn 1.700 đại lý trên khắp cả nước và có mặt tại hơn 50 quốc gia, trong đó bao gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Úc và các nước châu Âu …”, Công ty cổ phần Tôn Đông Á cho biết.

Ngoài ra, theo dữ liệu thị phần tôn Việt Nam năm 2022, Công ty cổ phần Tôn Đông Á đang là doanh nghiệp đứng thứ 3 về năng lực sản xuất 800.000 tấn/năm. Tuy nhiên, nếu so sánh về sản lượng kinh doanh thực tế, Công ty đang đứng thứ hai tại thị trường nội địa.

Bên cạnh lĩnh vực sản xuất tôn, trong những năm gần đây, Công ty đã tham gia và mở rộng sản phẩm tôn thép cung ứng ngành sản xuất thiết bị gia dụng. Đối với phân khúc này, sản phẩm được yêu cầu khắt khe về kỹ thuật và chất lượng nhưng Tôn Đông Á đã không ngừng cải thiện sản phẩm và sản xuất để dần được chấp nhận.

Ngoài ra, bên cạnh việc sở hữu năng lực sản xuất và kinh nghiệm sản xuất, Công ty Tôn Đông Á còn có đội ngũ lãnh đạo với với bề dày kinh nghiệm và tận tâm luôn tìm các giải pháp đổi mới, định vị thị trường và thiết lập cơ sở khách hàng vững chắc mang lại nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Đội ngũ lãnh đạo của Công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn với bề dày kinh nghiệm đã vượt qua các thách thức, thích ứng với những thay đổi của thị trường và tận dụng các cơ hội tạo dựng nền móng của Công ty.

Trải qua rất nhiều biến động kinh tế, Công ty đã thể hiện khả năng phục hồi trước những động thái thay đổi của thị trường. Công ty đã tích lũy kinh nghiệm, khả năng thích ứng và sẵn sàng giải quyết các thách thức đồng thời nắm bắt cơ hội phát triển mới nhờ đội ngũ lãnh đạo đầy tâm huyết và am hiểu thị trường.

Quy mô tài sản lớn nhưng vốn hoá thấp khi lượng cổ phiếu niêm yết còn tương đối ít

Quay trở lại với việc đưa cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán, Tôn Đông Á là công ty tôn mạ có thị phần thứ hai, quy mô tài sản tương đương so với các công ty trong ngành đang niêm yết nhưng vốn hoá lại tương đối thấp. Trong đó, vốn hoá của Công ty cổ phần Tôn Đông Á đang thấp hơn 72% so với Hoa Sen, thấp hơn gần 34% so với Thép Nam Kim… và nằm trong Top 5 Công ty có vốn hoá lớn trên sàn.

Điểm đáng lưu ý, Công ty đăng ký giao dịch 114,69 triệu cổ phiếu, trong đó nhóm cổ đông lớn sở hữu lên tới 65% vốn điều lệ. Trong khi đó, nếu loại trừ sở hữu cổ đông lớn, lượng cổ phiếu bên ngoài của Hoà Phát lên tới 3.871 triệu cổ phiếu, của Hoa Sen là 511 triệu cổ phiếu, của Thép Nam Kim là 213 triệu cổ phiếu, của Thép Pomina là 130 triệu cổ phiếu…

Tôn Đông Á có lượng cổ phiếu niêm yết thấp so với nhóm cùng ngành
Tôn Đông Á có lượng cổ phiếu niêm yết thấp so với nhóm cùng ngành

Như vậy có thể thấy, với lượng cổ phiếu còn cô đặc chỉ 114,69 triệu cổ phiếu lên sàn chứng khoán nên dẫn tới thị giá của cổ phiếu GDA chào sàn có thể cao hơn so với thị giá của nhóm cổ phiếu cùng ngành đã niêm yết. Tuy nhiên, nếu xét về cùng quy mô tài sản, vốn hóa của Công ty cổ phần Tôn Đông Á đang thấp hơn so với các công ty cùng ngành như Hoa Sen, Thép Nam Kim…

Việc đưa ra mức giá chào sàn 30.000 đồng/cổ phiếu đang cho thấy sự thận trọng của ban lãnh đạo Công ty cổ phần Tôn Đông Á, cũng như tạo dư địa cho cổ phiếu tăng trưởng sau khi niêm yết, đồng thời tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư bên ngoài có thể tham gia và đồng hành với Công ty trong thời gian tới, đặc biệt là đón đầu xu hướng hồi phục của một chu kỳ kinh tế mới, bắt đầu từ lĩnh vực đầu tư công, từ đó hỗ trợ đà hồi phục của toàn bộ nền kinh tế.

Tin bài liên quan