Như vậy, kể từ ngày 20/7/2007 - thời điểm NHNN chính thức nhận hồ sơ - thì việc có tới 6 hồ sơ được nộp lên trong vài ngày đã phần nào cho thấy “sức nóng” của cuộc đua lập ngân hàng mới. Chưa hết, các cổ đông sáng lập thành lập các ngân hàng này trong những ngày qua cũng liên tiếp triển khai nhiều hoạt động PR khi liên tục đưa ra thông tin dự kiến thành lập ngân hàng của mình.
Khởi đầu là FPT khi Phó tổng giám đốc của doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn nhất hiện nay tuyên bố một cách khá chi tiết về kế hoạch thành lập ngân hàng với 3 cổ đông chính là FPT, Công ty VMS MobiFone và Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), trong đó mỗi bên đóng góp 15% vốn điều lệ trên tổng mức vốn điều lệ dự kiến ban đầu là 1.000 tỷ đồng.
Tiếp theo là Tập đoàn Dệt may Việt
Ngoài những trường hợp bước đầu thỏa mãn các quy định về thành lập ngân hàng mới, cũng có những trường hợp ngoại lệ như trường hợp của Tiết kiệm Bưu điện xin chuyển đổi thành ngân hàng đã phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Mặc dù vậy, một số vấn đề đã được dự báo sẽ có vướng mắc và hiện tại bắt đầu phát sinh là trường hợp cổ đông sáng lập muốn nắm giữ số vốn ban đầu lớn hơn số được phép là 20% theo như Quyết định 24. Chẳng hạn, trường hợp của Bảo Việt muốn nắm cổ phần lớn tại ngân hàng dự kiến thành lập, hiện Chính phủ đã giao cho NHNN xem xét quyết định.
Đây là vấn đề được cho là sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với dự kiến thành lập ngân hàng của các tổng công ty/tập đoàn hiện nay. Dự kiến ban đầu của hầu hết các tổng công ty/tập đoàn này là sẽ nắm cổ phần chi phối trong các ngân hàng được thành lập mới. Ngoài trường hợp của Bảo Việt sẽ do NHNN xem xét quyết định thì hiện chưa có thông tin của Ngân hàng Dầu khí về sự thay đổi kế hoạch nắm cổ phần, bởi trước kia kế hoạch này cũng giống Bảo Việt là Petro