Phó Trưởng ban Thường trực là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Các Ủy viên gồm: Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tham gia Ban chỉ đạo còn có ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Đỗ Căn, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng; ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội; ông Ngô Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Bùi Văn Thạch, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tiến hành tổng kết, xây dựng báo cáo Sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 để trình Ban cán sự Đảng Chính phủ.
Giúp việc cho Ban Chỉ đạo có Tổ biên tập do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo.
Việc sơ kết nhằm đánh giá toàn diện về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Phân tích, đánh giá rõ những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, yếu kém và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 và định hướng cho giai đoạn 2021-2030.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong quá trình sơ kết cần đánh giá các mặt quán triệt, triển khai thực hiện, cơ chế, biện pháp tổ chức; nêu bật thành tựu đạt được; nhận rõ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm.
Xuất phát từ thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, tập trung làm rõ những nội dung nào/mục tiêu nào chưa phù hợp, thậm chí không đạt được; cần tập trung nhận diện các vấn đề mới xuất hiện chưa được đưa vào nội dung Nghị quyết; đề xuất phương hướng và giải pháp cho năm 2020 và giai đoạn 2021-2030.
Một trong những nội dung của Kế hoạch là công tác tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch và chỉ đạo triển khai nghị quyết, trong đó đánh giá việc triển khai phổ biến, quán triệt Nghị quyết; những kết quả chuyển biến về nhận thức và hành động; cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết vào kế hoạch, chương trình hành động của bộ, ngành và địa phương; công tác chỉ đạo, đôn đốc; chế độ kiểm tra, giám sát; chế độ báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của các bộ, ngành và địa phương.
Về kết quả thực hiện Nghị quyết, cần tập trung làm rõ nhận thức, trách nhiệm và kết quả thực hiện ở các bộ, ngành và địa phương đối với các nhiệm vụ đã được xác định trong Nghị quyết, công tác xây dựng và triển khai các văn bản, chính sách pháp luật, kết quả thực hiện.
Theo Kế hoạch, các bộ, ngành và địa phương tiến hành tổng kết đến ngày 30/6/2019. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương cuối tháng 9/2019.