Lạm phát tiếp tục đè nặng tâm lý giới đầu tư

Lạm phát tiếp tục đè nặng tâm lý giới đầu tư

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Phố Wall tiếp tục có phiên giao dịch tồi tệ vào thứ Ba (18/3) bởi mối lo ngại lạm phát không, bất chấp kết quả kinh doanh lạc quan của các nhà bán lẻ lớn.

Thứ Ba, thị trường chào đón loạt báo cáo kết quả kinh doanh lạc quan từ các hãng bán lẻ lớn với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng vượt kỳ vọng. Tuy nhiên loạt dữ liệu về nhà ở yếu hơn dự kiến đã làm xoá đi sự tích cực trên thị trường.

Bộ Thương mại Mỹ hôm 18/5 báo cáo, số nhà xây mới giảm 9,5% xuống còn 1,569 triệu căn trong tháng 4(đã hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ). Các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát đã đưa ra dự báo là 1,7 triệu.

Theo giới quan sát, kết quả kinh doanh mạnh mẽ từ các nhà bán lẻ là lời nhắc nhở các nhà đầu tư rằng người tiêu dùng đang “quay trở lại” khi những lo lắng về đại dịch giảm dần. Nhưng dữ liệu về nhà ở, vốn có khả năng bị cản trở bởi giá gỗ và các yếu tố về giá cả khác, như là lời nhắc nhở rằng, lạm phát vẫn là rủi ro chính đối với câu chuyện kinh tế khả quan hiện tại.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Larry Summers hôm thứ Ba có những chỉ trích lập trường chính sách dễ dãi của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và lập luận trong nhận xét tại một sự kiện do Fed Atlanta tổ chức rằng, bằng chứng về tình trạng thiếu lao động cho trọng tâm của ngân hàng trung ương vào việc “chữa lành” thị trường việc làm đã bị đặt sai chỗ.

Kết thúc phiên 18/5, chỉ số Dow Jones giảm 267,13 điểm (-0,78%), xuống 34.060,66 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 35,46 điểm (-0,85%), xuống 4.127,83 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 75,41 điểm (-0,56%), xuống 13.303,64 điểm.

Chứng khoán châu Âu gần như đi ngang vào thứ Ba trong bối cảnh những lo lắng về lạm phát dập tắt sự lạc quan xung quanh việc một số quốc gia nới lỏng các hạn chế kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp giảm ở Vương quốc Anh và báo cáo kết quả kinh doanh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp.

Kết thúc phiên 18/5, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 1,39 điểm (+0,02%), lên 7.034,24 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 10,04 điểm (-0,065%), xuống 15.386,58 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 13,68 điểm (-0,21%), xuống 6.353,57 điểm.

Chứng khoán châu Á hầu hết tăng điểm trong phiên ngày thứ Chứng khoán Nhật Bản tăng vọt khi các nhà đầu ồ ạt mua bắt đáy nhiều nhóm ngành cổ phiếu đã giảm mạnh trong thời gian gần đây.

Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm, dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu năng lượng và vận tải, tuy nhiên những lo ngại về cạnh tranh gắt gao với Mỹ đã hạn chế đà đi lên của thị trường.

Chứng khoán Hồng Kông tăng phiên thứ ba liên tiếp, được thúc đẩy bởi nhóm cổ phiếu năng lượng và viễn thông.

Chứng khoán Hàn Quốc cũng có phiên tăng tích cực khi nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào các nền kinh tế mở cửa trở lại ở châu Âu.

Kết thúc phiên 18/5, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 582,01 điểm (+2,09%), lên 28.406,84 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 11,40 điểm (+0,32%), lên 3.529,01 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 399,72 điểm (+1,42%), lên 28.593,81 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 38,53 điểm (+1,23%), lên 3.173,05 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng trong phiên đêm qua. Đồng USD yếu và những nỗi lo về lạm phát tiếp tục đẩy giá vàng lên mức cao nhất tính từ cuối tháng 1/2021.

Kết thúc phiên 18/5, giá vàng giao ngày tăng 2,70 USD (+0,14%), lên 1.869,10 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 0,40 USD (+0,02%), lên 1.868,00 USD/ounce.

Giá dầu giảm khá mạnh trong phiên ngày thứ Ba sau khi các truyền thông đưa tin Mỹ và Iran đã đạt được tiến bộ trong việc khôi phục thỏa thuận hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân của OPEC, điều này sẽ thúc đẩy nguồn cung dầu thô.

Nếu Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran, nước này có thể thúc đẩy các chuyến hàng dầu, bổ sung vào nguồn cung toàn cầu.

Kết thúc phiên 18/5, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI giảm 0,78 USD (-1,2%), xuống 65,49 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 0,75 USD (-1,1%), xuống 68,71 USD/thùng.

Tin bài liên quan