Lạm phát gia tăng đang gia tăng sức ép đối với các hộ gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP.

Lạm phát gia tăng đang gia tăng sức ép đối với các hộ gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP.

Lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ lên gần 80%

0:00 / 0:00
0:00
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng từ 73,5% trong tháng 5 lên 78,6% vào tháng 6, nhưng tỷ lệ thực tế có thể cao gấp đôi con số chính thức.

Tỷ lệ lạm phát chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên gần 80% vào tháng 6. Đây được xem là mức lạm phát cao nhất trong 24 năm qua do các chính sách kinh tế của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã đẩy chi phí sinh hoạt tăng cao.

Theo cơ quan thống kê Thổ Nhĩ Kỳ, tỷ lệ lạm phát hàng năm đã tăng từ 73,5% vào tháng 5 lên 78,6% vào tháng 6.

Theo số liệu công bố, tỷ lệ lạm phát cao của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu do chi phí vận tải tăng 123,37%, tiếp theo là thực phẩm và đồ uống tăng 93,93%, giá hàng hóa gia dụng tăng 81,1%.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho biết, giá dầu và khí đốt tăng trong thời gian gần đây nghĩa là tỷ lệ lạm phát thực tế có thể cao gấp đôi con số chính thức.

Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Nureddin Nebati nói rằng giá tiêu dùng sẽ giảm vào cuối năm nay.

“Tôi cam kết với tổng thống và người dân rằng, chúng ta sẽ thấy lạm phát giảm bắt đầu từ tháng 12”, ông Nebati nói.

Tuyên bố của ông Nebati được đưa ra sau khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tăng lương tối thiểu lần thứ hai trong năm nay. Cụ thể, mức lương tối thiểu tăng từ 254 USD lên 328 USD.

Trong khi đó, Tổng thống Erdogan nói rằng vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ không phải là lạm phát. “Chúng ta không có vấn đề về lạm phát. Chúng ta gặp vấn đề về chi phí sinh hoạt”, ông Erdogan nói.

Một báo cáo hàng tháng của nhóm các nhà kinh tế độc lập ENAG cho thấy, giá tiêu dùng tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng 175% trong tháng 6 so với một năm trước đó. ENAG cho biết, giá tiêu dùng đã tăng 71,4% kể từ đầu năm 2022.

Phòng Thương mại Istanbul cho biết, lạm phát hàng năm ở thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt 94%.

“Không ai thực sự tin vào dữ liệu chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ”, Timothy Ash, nhà kinh tế tại tổ chức BlueBay Asset Management, cho biết.

Những tranh cãi về tính xác thực của dữ liệu chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ gây khó khăn cho chính phủ của Tổng thống Erdogan trước cuộc tổng tuyển cử vào năm 2023.

Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2012 và mối đe dọa tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào năm 2013. Đồng lira của nước này sụt giảm kể từ đó.

Để ngăn chặn đà suy giảm, vào năm 2018, Tổng thống Erdogan đã thực hiện “mô hình kinh tế mới”, nghĩa là loại bỏ lạm phát gia tăng và cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, kế hoạch này được thực hiện trái với lời khuyên của người đứng đầu ngân hàng trung ương và khiến đồng lira giảm xuống mức thấp kỷ lục, đẩy chi phí tại một số quốc gia phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Tin bài liên quan