Với tổng mức tăng 6,19%, giá tiêu dùng trong 7 tháng qua đã ngấp nghé tổng mức tăng dự kiến cả năm và điều này đã làm dấy lên nỗi lo về khả năng kiểm soát lạm phát của các cơ quan hữu trách. Mặc dù vậy, cần phải khẳng định rằng, lạm phát ở mức này về cơ bản là phù hợp với trình độ phát triển của Việt
“Sống trong thế giới lạm phát”
Trước hết, có thể nói, lạm phát trong năm 2007 tăng cao so với các dự báo trước đây đang là mối quan tâm của toàn thế giới, chứ không phải chỉ riêng Việt
Cách đây 3 tháng, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) còn cho rằng, sau 3 năm liên tục “sốt nóng” với các mức tăng tương ứng 2,0%, 2,3% và 2,3%, giá tiêu dùng trong năm 2007 của các nước phát triển sẽ “hạ nhiệt” rất đáng kể và trở lại mức tăng 1,8% của năm 2003. Trong khi đó, ở các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển, các chỉ số này kể từ năm 2003 đến năm 2006 lần lượt là 5,8%; 5,6%; 5,4%; 5,3% và năm 2007 sẽ là 5,4%. Tuy nhiên, sau 3 tháng theo dõi những động thái của nền kinh tế thế giới, định chế quốc tế này đã vừa công bố những kết quả dự báo mới rất đáng chú ý. Theo đó, giá tiêu dùng của các nước phát triển sẽ khôi phục mức tăng 2,0% của năm 2004, còn các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển sẽ tăng mạnh, đạt 5,7%, tức là còn cao hơn cả mức tăng của năm 2004.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do kinh tế thế giới phát triển khả quan hơn nhiều so với dự báo trước đây. Cụ thể, vẫn theo IMF, thay vì “hạ nhiệt” chỉ còn 4,9% (dự báo tháng 4/2007), GDP toàn cầu năm nay sẽ tăng 5,2% (năm 2003: 4,0%; năm 2004: 5,3%; năm 2005: 4,9%; năm 2006: 5,5%). Trong đó, hai “đại gia” Trung Quốc và Nga đều giữ được xu thế “đi lên”, còn nền kinh tế của “người khổng lồ” Ấn Độ sẽ không “hạ nhiệt” quá nhiều như dự kiến và cả ba đều ở trong tình trạng phát triển “nóng” (Trung Quốc: 11,2%; Ấn Độ: 9,0%; Nga: 7,0%), chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đây là những tác nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến giá cả thế giới. Đặc biệt, “con rồng đói nguyên liệu” Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng nhập khẩu với tốc độ “chóng mặt”, khiến giá dầu mỏ thế giới trong năm nay sẽ không giảm 5,5% như dự báo hồi tháng 4, mà chỉ giảm hết sức “tượng trưng” 0,8%, còn giá các loại nguyên liệu phi dầu mỏ không chỉ nhích lên 4,2%, mà tiếp tục tăng rất mạnh (14,5%) sau 3 năm liên tục tăng đại nhảy vọt (2004: 18,5%), (2005: 10,3%), (2006: 28,4%).
“Gót chân Asin” của nền kinh tế
Trong bối cảnh như vậy, tuy nền kinh tế Việt Nam đang phát triển tốt, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, do phụ thuộc quá nặng nề vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nên quy mô nhập khẩu “sốt nóng giá cả thế giới” vào thị trường trong nước đang phình lên nhanh chóng. Cụ thể, các số liệu thống kê nhập khẩu 6 tháng đầu năm nay cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu 13 loại nguyên liệu chủ yếu đạt 9,139 tỷ USD, tăng vọt 27,39%; nhưng nếu quy về giá cùng kỳ năm 2006 thì “ngót lại” chỉ còn 7,936 tỷ USD, tức là chỉ tăng 10,62%. Điều này có nghĩa là, yếu tố khối lượng nhập khẩu tăng chỉ chiếm vỏn vẹn 762 triệu USD, còn lại 1,203 tỷ USD, tương ứng với 15,16% tăng nhập khẩu, là do sốt nóng giá nguyên liệu thế giới.
Như vậy, với tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam hiện chiếm 65-70% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá, bằng khoảng 50% GDP, thì quy mô “sốt nóng giá cả thế giới” nhập khẩu vào thị trường trong nước trong nửa đầu năm nay ước đạt khoảng 45.000 tỷ đồng. Và lẽ tất nhiên, khoản tăng giá đầu vào khổng lồ này phải được thể hiện ở giá tiêu dùng.
Cần nhấn mạnh rằng, cho dù nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam chỉ là “một hạt cát trong sa mạc bao la” của thị trường nhập khẩu hàng hoá thế giới, nhưng so với quy mô còn cực kỳ nhỏ của nền kinh tế, thì tỷ lệ này lại quá lớn. Bởi thế, không thể so sánh một cách khập khiễng rằng, cùng trong điều kiện “sốt nóng giá nguyên liệu thế giới” như nhau, trong khi nhiều nước nhập khẩu nhiều hơn Việt Nam hàng chục lần, thậm chí cả trăm lần, nhưng lạm phát của chúng ta liên tục cao gấp nhiều lần, cho nên chỉ có thể là do quản lý kém.
Các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá thế giới năm 2006 tuy tăng 14% và đạt quy mô 12.380 tỷ USD, nhưng so với “rổ GDP” thế giới tới gần 48.245 tỷ USD, thì chỉ bằng 25,66%. Trong khi đó, tỷ lệ này của Việt
Có thể khẳng định, độ mở của nền kinh tế Việt Nam là cực kỳ lớn, bởi siêu cường Hoa Kỳ, cho dù đứng đầu thế giới với kim ngạch nhập khẩu khổng lồ 1.920 tỷ USD (gấp 42,77 lần của Việt Nam), nhưng so với “rổ GDP” trên 13.200 tỷ USD, thì chỉ bằng 14,54%, tức là chưa bằng 1/5 tỷ lệ này của Việt Nam. Hoặc “người khổng lồ” Trung Quốc, cho dù đã liên tục tăng vọt kim ngạch nhập khẩu trong suốt 5 năm “hậu WTO” vừa qua và đã trở thành quốc gia nhập khẩu hàng hoá nhiều thứ 3 thế giới, với kim ngạch 792 tỷ USD, nhưng so với GDP của nước này, thì cũng chỉ bằng 29,68%, tức là chỉ bằng 2/5 tỷ lệ này của Việt Nam. Bên cạnh đó, giá hàng xuất khẩu tăng do giá thế giới tăng cũng làm cho giá tiêu dùng tăng.
Những điều nói trên có nghĩa là, do đặc thù còn ở trình độ phát triển rất thấp, lại phụ thuộc quá nặng nề vào nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu quá lớn những nhóm hàng mà giá cả thế giới liên tục “sốt nóng”, nên quy mô nhập khẩu “sốt nóng giá cả thế giới” vào thị trường trong nước của Việt Nam lớn gấp nhiều lần. Đây hiển nhiên là một nguyên nhân rất quan trọng, không chỉ khiến cho lạm phát gia tăng mạnh, mà còn khiến nhập siêu cũng bùng nổ.ª