Theo một nghiên cứu mới đây của CTCK Bản Việt dựa trên số liệu của Cơ quan Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ giai đoạn 1887 - 2008, thời gian trung bình cho một đợt suy thoái là từ 14 - 17 tháng. Cuộc khủng hoảng nhà đất tại Mỹ bắt đầu từ năm 2007 và nền kinh tế nước này chính thức rơi vào suy thoái từ tháng 9/2008. Như vậy, xét theo nghiên cứu này thì nền kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu phục hồi vào cuối quý III/2009.
Thời điểm hiện nay, Việt
Theo Ngân hàng Thế giới, thâm hụt vãng lai của Việt Nam năm 2008 khoảng 13% GDP, mặc dù đây là năm kỷ lục về thu hút FDI (trên 60 tỷ USD vốn đăng ký). Trong khoảng 2 năm tới, nguồn vốn FDI cả đăng ký và giải ngân sẽ giảm, lượng kiều hối cũng giảm, xuất khẩu gặp khó khăn. Để bù đắp lượng thiếu hụt trong tài khoản vãng lai, Việt
Cần khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty là đầu mối nhập khẩu những hàng hóa chiến lược mua dự trữ hàng hóa khi đang có mức giá thấp thông qua các hợp đồng tương lai và quyền chọn. Mức lãi suất cho các hợp đồng này trên thị trường quốc tế hiện dao động từ 3 - 5%. Năm 2008, chúng ta chứng kiến sự biến động mạnh của các hàng hóa chiến lược như dầu, thép... Đến thời điểm hiện nay, giá các loại hàng hóa này đã giảm 50 - 70% so với đỉnh điểm trong năm 2008 và trở về với mức giá của 2 năm về trước. Việc dự trữ các hàng hóa chiến lược là biện pháp cần thiết để chúng ta đảm bảo lượng cung khi nền kinh tế phục hồi. Cầu về dầu mỏ, thép, than đá... sẽ tăng rất nhanh khi kinh tế thế giới phục hồi trở lại.
Đối với thị trường Trung Quốc, cần tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước này. Trung Quốc hiện là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Việc sụt giảm doanh số xuất khẩu tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu sẽ khiến một lượng hàng hóa lớn, giá rẻ từ nước này xuất sang các nước lân cận, trong đó có Việt