Một tháng trước, lãi suất huy động VND nằm trong điểm nóng yêu cầu bình ổn của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA). Nhiều ngân hàng, cả cổ phần lẫn quốc doanh đã “phá rào” lãi suất thỏa thuận giữa các thành viên, đặc biệt ở kỳ hạn 12 tháng. Nhưng hiện nay diễn biến đã khác.
Thông tin từ VNBA cho biết, hiện có ít nhất 8 thành viên thuộc khối ngân hàng cổ phần đã cam kết cùng nhau giảm lãi suất huy động theo chủ trương của Hiệp hội. Mặt bằng lãi suất chung trên thị trường ở một số kỳ hạn cũng đang được kéo về theo hướng tôn trọng thỏa thuận được xác lập từ tháng 4/2007. Hiện lãi suất không kỳ hạn đã về ngang mức thỏa thuận, từ 0,20% - 0,25%/tháng; lãi suất kỳ hạn 3 tháng của một số ngân hàng cổ phần đã giảm 0,05%/tháng; lãi suất ở kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng ở khối cổ phần đã thấp hơn từ 0,01% - 0,13%/tháng. Tuy nhiên, một số thành viên hiện vẫn duy trì lãi suất cao hơn thỏa thuận, tập trung ở khối ngân hàng mới chuyển đổi. VNBA hy vọng sự “nổi trội” này sẽ được điều hòa trong thời gian tới.
Lãi suất huy động giảm, lãi suất cho vay có cơ hội hạ nhiệt, chi phí vay vốn của người dân, doanh nghiệp được giảm bớt. Điều này thực sự có ý nghĩa khi lạm phát vẫn đang có dấu hiệu tăng cao. Ngoài cam kết giảm lãi suất huy động, một số ngân hàng cổ phần cũng đã bước đầu chủ động điều chỉnh lãi suất cho vay của mình theo kế hoạch giải ngân từ nay đến cuối năm.
Tuần qua, Ngân hàng Phương
Cả lãi suất huy động và cho vay VND đang nằm trong xu hướng giảm. Diễn biến này như nghịch lý với đà lạm phát đang tăng cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 9 này đã tăng 0,51%, đưa mức tăng chung của 9 tháng đầu năm lên 7,32%. Và theo dự báo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong tháng 10 tới, nhiều khả năng CPI sẽ tiếp tục tăng thêm 0,4%. Với đà tăng này, lãi suất sẽ khó giảm mạnh, bởi lợi ích của người gửi tiền sẽ ảnh hưởng lớn từ cả hai chiều: lạm phát tăng và lãi suất giảm. Nhưng theo VNBA, tốc độ huy động vốn của hệ thống hiện đang lớn hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, trong khi đó vốn khả dụng của hầu hết ngân hàng vẫn dư thừa kéo dài. Đây là một áp lực để các thành viên giảm lãi suất huy động và cho vay, tăng cường giải ngân để giải tỏa ứ đọng vốn. Điểm đáng chú ý là xu hướng tăng cường giải ngân đang đẩy tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đã và đang vượt xa mục tiêu đặt ra cho cả năm. Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, tổng dư nợ hiện tăng tới 26,1% so với cuối năm 2006, trong khi mục tiêu cả năm là từ 18% - 22%. Và với xu hướng giải ngân mạnh của các ngân hàng từ nay đến cuối năm, nhiều khả năng dẫn tới tín dụng tăng trưởng nóng.