Theo báo cáo chi tiết lãi suất của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), từ ngày 15/10 đến ngày 15/11, trong khi lãi suất của các ngân hàng thương mại nhà nước được giữ ổn định so với tháng trước, khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng nhẹ, với các khoản có kỳ hạn 3 tháng, 9 tháng và 1 năm.
Tuy nhiên, VNBA nhận định, các mức lãi suất huy động của nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại áp dụng trên địa bàn một số tỉnh, thành phố vẫn còn ở mức cao hơn mức thỏa thuận. Do vậy, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại một số tỉnh, thành phố đã phải triệu tập các ngân hàng họp để thống nhất việc thực hiện các mức lãi suất đã thỏa thuận, khắc phục tình trạng cạnh tranh lãi suất trên địa bàn.
Theo ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á châu (ACB), có 2 lý do khiến các ngân hàng tăng lãi suất cao hơn mức bình quân thị trường. Thứ nhất, do nghiệp vụ huy động vốn - cho vay vẫn là nguồn thu chính của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng mới thành lập thường phải dùng lãi suất cao để thu hút khách hàng. “Mỗi ngân hàng có một vị trí khác nhau trong nền kinh tế nên chi phí vốn sẽ khác nhau”, ông Toại nhận định.
Lý do thứ hai là do quan hệ cung - cầu về vốn. Một số ngân hàng do có nhu cầu về vốn cao hơn các ngân hàng khác sẽ phải tăng lãi suất huy động. Trong những tháng gần đây, Sài Gòn Thương tín luôn là ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất trong số các thành viên VNBA, với kỳ hạn 12 tháng là 0,82%/tháng.
Cũng trong báo cáo tháng này, khi dự báo lạm phát trong tháng 12 sẽ vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, VNBA đề nghị các ngân hàng thương mại chỉ đạo và triển khai trong toàn hệ thống thực hiện các mức lãi suất được thỏa thuận tại Thông báo số 85-TB/HHNH ngày 11/4/2007 của VNBA, góp phần kiềm chế lạm phát và đảm bảo việc đồng thuận của các hội viên được thực hiện thống nhất, tránh cạnh tranh không lành mạnh.
Đồng thời, VNBA cũng đề nghị các tổ chức có chức năng huy động tiền gửi nhưng chưa là hội viên của mình (Tiết kiệm Bưu điện và một số ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần) cùng phối hợp thực hiện theo các mức lãi suất thỏa thuận.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số ngân hàng, trong thời gian tới, nếu lạm phát tiếp tục tăng, các ngân hàng sẽ chịu áp lực tăng lãi suất để đảm bảo lợi ích cho khách hàng.
Trong 10 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 8,12% so với tháng 12/2006 và 9,34% so cùng kỳ năm trước.
Theo các chuyên gia, lạm phát tăng cao có một phần nguyên nhân từ tốc độ tăng trưởng tín dụng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, qua 9 tháng đầu năm 2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Biểu lãi suất tiền gửi dân cư tại các ngân hàng thương mại (tháng 11/2007)
%/tháng
Số TT
|
Ngân hàng
|
KKH
|
3 tháng
|
6 tháng
|
9 tháng
|
12 tháng
|
1
|
Công thương Việt
|
0,25
|
0,59
|
0,62
|
0,65
|
0,70
|
2
|
Ngoại thương Việt
|
0,25
|
0,60
|
0,63
|
0,65
|
0,69
|
3
|
Nông nghiệp và PTNT Việt
|
0,25
|
0,60
|
0,63
|
0,65
|
0,69
|
4
|
Đầu tư và Phát triển Việt
|
0,25
|
0,60-0,62
|
0,63-0,64
|
0,65-0,67
|
0,69-0,695
|
5
|
Phát triển nhà ĐBSCL
|
0,26
|
0,66
|
0,70
|
0,71
|
0,73
|
6
|
Sài Gòn Thương tín
|
0,25
|
0,70-0,725
|
0,65-0,75
|
0,755
|
0,82
|
7
|
Sài Gòn Công thương
|
0,30
|
0,72
|
0,74
|
0,76
|
0,78
|
8
|
Xuất nhập khẩu
|
0,25
|
0,69-0,71
|
0,71-0,73
|
0,73-0,75
|
0,75-0,77
|
9
|
Phương Đông
|
0,30
|
0,72
|
0,75
|
0,77
|
0,80
|
10
|
Bắc Á
|
0,31
|
0,72
|
0,74
|
0,76
|
0,785
|
11
|
Á châu
|
0,25
|
0,71
|
0,73
|
0,75
|
0,765
|
12
|
Đông
|
0,25
|
0,70
|
0,73
|
0,75
|
0,77
|
13
|
Quốc tế
|
0,25
|
0,71
|
0,73
|
0,75
|
0,77
|
14
|
Hàng hải
|
0,30
|
0,71-0,715
|
0,735
|
0,75-0,755
|
0,75-0,775
|
15
|
Kỹ thương
|
0,20
|
0,66
|
0,69
|
0,71
|
0,74
|
16
|
Phương
|
0,30
|
0,715
|
0,735
|
0,76
|
0,78-0,795
|
17
|
Nhà Hà Nội
|
0,25
|
0,63
|
0,65
|
0,68
|
0,69
|
18
|
Quân đội
|
0,20
|
0,69
|
0,73
|
0,74
|
0,77
|
19
|
Đông Á
|
0,25
|
0,70
|
0,73
|
0,75
|
0,77
|
20
|
Ngoài quốc doanh
|
0,28-0,30
|
0,69-0,71
|
0,71-0,73
|
0,73-0,75
|
0,75-0,77
|
21
|
Việt Á
|
0,30
|
N/A
|
0,72
|
0,75
|
0,76-0,795
|
22
|
|
0,30
|
0,70
|
0,715
|
0,73
|
0,75
|
23
|
Đệ Nhất
|
0,25
|
0,72
|
0,74
|
0,76
|
0,80
|
24
|
Xăng dầu
|
0,25
|
0,715
|
0,735
|
|
0,81
|
25
|
Kiên Long
|
0,30
|
0,68
|
0,71
|
0,72
|
0,73
|
26
|
Miền Tây
|
0,20
|
0,73
|
0,77
|
0,78
|
0,80
|
27
|
Sài Gòn - Hà Nội
|
0,30
|
0,73
|
0,75
|
0,77
|
0,79
|
28
|
Phát triển nhà TP.HCM
|
0,25
|
0,63
|
0,65
|
0,68
|
0,69
|
29
|
Gia Định
|
0,25-0,30
|
0,62-0,71
|
0,64-0,75
|
0,66-0,77
|
0,72-0,79
|
30
|
Sài Gòn
|
0,30
|
0,66-0,72
|
0,68-0,75
|
0,70-0,77
|
0,70-0,79
|
31
|
Dầu khí Toàn Cầu
|
0,28
|
0,73
|
0,76
|
0,78
|
0,791
|
32
|
Rạch Kiến
|
0,25
|
0,65
|
0,67
|
0,69
|
0,71
|
33
|
An Bình
|
0,30
|
0,73
|
0,77
|
0,78
|
0,82
|
34
|
Thái Bình Dương
|
0,25
|
0,73
|
0,75
|
0,755
|
0,77
|
35
|
Đại Á
|
0,30
|
0,70
|
0,73
|
0,75
|
0,77
|
36
|
Đại Dương
|
0,25
|
0,72
|
0,75
|
|
0,785
|
37
|
Mỹ Xuyên
|
0,30
|
0,73
|
0,76
|
0,78
|
|
38
|
Liên doanh Việt Nga
|
0,25
|
0,70
|
0,72
|
0,75
|
0,77
|