OCB từng bước đẩy mạnh số hóa trong hoạt động, đa dạng sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại

OCB từng bước đẩy mạnh số hóa trong hoạt động, đa dạng sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại

Lãi suất ổn định là điều kiện tăng tín dụng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho rằng, năm 2021, tác động của dịch bệnh Covid-19 vẫn còn, các ngân hàng cần có dự phòng rủi ro, nhưng ngành ngân hàng sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn, trong đó OCB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận khoảng 15%.

Kết quả kinh doanh năm 2020 của OCB dường như miễn nhiễm với Covid-19?

Trong bối cảnh khó khăn chung do đại dịch Covid-19, ngân hàng chúng tôi vẫn kiên định theo các mục tiêu đề ra, dựa trên nền tảng đã xây vững từ những năm qua.

Thực tế, trước bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng lên hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, vào giữa năm 2020, Ban lãnh đạo OCB có ý định đề xuất điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Nhưng sau đó, với các tín hiệu tích cực, chúng tôi có các bước đi hợp lý, linh hoạt theo diễn biến thị trường…, nhờ đó hoàn thành mục tiêu.

Tính đến cuối năm 2020, OCB có tổng tài sản 152.848 tỷ đồng, tăng 29%; huy động thị trường 1 đạt 108.614 tỷ đồng, tăng 27%; tổng dư nợ thị trường 1 đạt 90.237 tỷ đồng, tăng 24%; lợi nhuận trước thuế 4.414 tỷ đồng, vượt kế hoạch và tăng 37%; vốn chủ sở hữu đạt 17.427 tỷ đồng, tăng 51% so với cuối năm 2019.

Được biết, không ít ngân hàng khác cũng lãi cao, thậm chí tăng đột biến. Theo ông, sự tăng trưởng này nằm ở đâu?

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

Tôi cho rằng, sẽ là không đầy đủ nếu chỉ đánh giá hiệu quả lợi nhuận của một tổ chức qua con số tuyệt đối. Trong kỹ thuật phân tích tài chính chuyên sâu, nhóm chỉ số ROAA (lợi nhuận trên tài sản trung bình) và ROAE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân) là hai chỉ số tham chiếu để đánh giá và so sánh tương đồng.

Cụ thể, ngân hàng là một ngành kinh doanh gắn chặt với biến động của nền kinh tế. Về cơ bản, khi việc kinh doanh tốt, ngân hàng phải có dự trữ cho những giai đoạn suy thoái. Chẳng hạn, nếu thị trường rơi vào những giai đoạn khủng hoảng tương tự năm 2008 thì ngân hàng vẫn phải bảo đảm các chỉ số an toàn vốn. Vốn này không thể lúc nào cũng huy động từ các cổ đông, mà phải lấy từ lợi nhuận để dành, tích luỹ trong những năm trước. Nói khách quan, trong giai đoạn kinh doanh tích cực, các ngân hàng cần có dự phòng cho những giai đoạn nhiều rủi ro hơn.

OCB có khẩu vị thận trọng về tín dụng, luôn đặt mục tiêu tăng trưởng quy mô bền vững đi cùng với chất lượng tài sản ngày một nâng cao trong giai đoạn trước và ngày nay vẫn vậy.

Có ý kiến cho rằng, lợi nhuận đạt hàng nghìn tỷ đồng, chỉ số an toàn ngân hàng được đảm bảo?

Nhìn vào con số lợi nhuận đạt được nghìn tỷ của ngân hàng, không ít người cho rằng “lãi khủng”, nhưng để đánh giá kết quả kinh doanh của ngành này lãi nhiều, lãi ít thì phải nhìn vào các chỉ số kinh doanh, mà cơ bản là ROAA, ROAE. Đấy là các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng (ROAA > 20% và ROAE > 2%). Vả lại, ngân hàng kiểm soát rủi ro theo chuẩn của Basel II nên phải luôn có phương án cho những kịch bản kinh tế xấu nhất, đồng thời tăng trích dự phòng bao nợ xấu.

OCB có chỉ số ROAA tăng từ 0,47% năm 2015 đến 2,61% vào năm 2020, còn ROAE tăng từ 5,1% lên 25% trong cùng giai đoạn. Như vậy, xét các tiêu chí này thì OCB đang nằm trong tốp hoạt động hiệu quả, đồng thời cho thấy sức khỏe tài chính của Ngân hàng ở mức tốt. OCB đã sớm áp các áp chuẩn Basel II và hoàn thành đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2017.

Dự phòng bao nợ xấu đã được gia tăng, song nợ xấu được nhận định sẽ tăng sau khi Thông tư 01/2020/TT-NHNN hết hiệu lực. Điều này sẽ ảnh hưởng ra sao đến OCB?

Trong năm 2020, chúng tôi đã nỗ lực cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng theo Thông tư 01. Dư nợ sau tái cơ cấu giảm khoảng 1.000 tỷ tổng trên tổng dư nợ 90.000 tỷ đồng tính đến cuối năm. Nhiều khách hàng được cơ cấu lại đang hồi phục tốt.

Ngoài những trường hợp phù hợp với Thông tư 01 thì có trường hợp không đúng đối tượng, buộc Ngân hàng phải chuyển nợ xấu, điều này làm cho nợ xấu tăng vào giai đoạn căng thẳng nhất của mùa dịch. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tìm ra được giải pháp giúp khách hàng ổn định kinh doanh và tất toán nợ xấu.

Với OCB, nếu nhìn vào danh mục hiện tại, chúng tôi sẵn sàng cho việc thay đổi Thông tư 01 theo các phương án mà dự thảo Ngân hàng Nhà nước đã nêu ra. Danh mục dư nợ của OCB chịu ảnh hưởng của Covid-19 là lớn lúc đầu dịch, nhưng nhanh chóng được cải thiện do chất lượng ban đầu của khoản vay và tình hình khả quan của công tác phòng chống dịch của Việt Nam.

Đến cuối năm 2020, số dư nợ cơ cấu theo Thông tư 01 chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng danh mục nên việc thay đổi Thông tư 01 cũng sẽ không ảnh hưởng đến tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh dự kiến của OCB.

Tín dụng trong năm qua tăng chậm, ông có thể chia sẻ chiến lược đẩy mạnh thu ngoài lãi của Ngân hàng?

Cơ cấu nguồn thu đóng góp vào tổng thu nhập của OCB trong năm qua gồm 70% thu nhập từ lãi và 30% thu nhập ngoài lãi. Trong đó, OCB đẩy mạnh kênh kinh doanh bảo hiểm. Đây là một nguồn thu dịch vụ khá tiềm năng nên được Ngân hàng ưu tiên triển khai. Vì vậy, OCB đã ký thỏa thuận phân phối bảo hiểm độc quyền với Generali vào cuối năm 2019, thời hạn 15 năm. Chúng tôi cũng từng bước đẩy mạnh số hóa trong hoạt động, đa dạng sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, nhằm đem lại tiện ích tốt nhất cho khách hàng khi làn sóng số hóa gia tăng.

Về mục tiêu lợi nhuận năm 2021, OCB có chịu áp lực trong bối cảnh hiện nay?

Trên cơ sở đạt được của năm 2020, chúng tôi dự trình mục tiêu lợi nhuận năm 2021 tăng khoảng 15%, đạt mức 5.560 tỷ đồng trước thuế. Tôi cho rằng, khi kinh tế phục hồi, lãi suất sẽ được duy trì ở mức ổn định là điều kiện tăng tín dụng. OCB vẫn đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, lấy khách hàng làm trọng tâm, trở thành ngân hàng được lựa chọn trong một số phân khúc.

Bên cạnh đó, OCB tiếp tục chú trọng hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro, đây là nhiệm vụ của toàn ngành ngân hàng. Ngoài ra, OCB tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, đem lại nhiều tiện ích cho người dùng.

Tuy sớm chuyển đổi số, nhưng cạnh tranh trên thị trường ngày một lớn. Vậy chiến lược của Ngân hàng trong đầu tư công nghệ có gì thay đổi trong thời gian tới?

Chúng tôi luôn ý thức rằng, chuyển đổi số trong hoạt động và phục vụ khách hàng, nhất là ở lĩnh vực tài chính - ngân hàng là tất yếu, nhưng sẽ không có sự dừng lại. Năm 2021 sẽ là năm OCB dự kiến có nhiều bứt phá về mặt chuyển đổi số. Các ngân hàng thường có điểm yếu là hệ thống, bộ máy khá cồng kềnh, cũng như lãnh đạo khó có khả năng tiếp cận thường xuyên, nhanh với người dùng cuối.

Đây là lý do chính mà ngân hàng khó có khả năng tạo ra những sản phẩm nhanh và quyết liệt như các công ty công nghệ tài chính (Fintech). Tuy nhiên, điểm yếu này sẽ được khắc phục qua nền tảng Open API, cho phép các bên thứ ba tiếp cận vào Sandbox của OCB để phát triển những sản phẩm tài chính trên cơ sở chia sẻ tài nguyên với Ngân hàng.

Sau cuộc thi Open API Challenge vừa qua, OCB làm việc tiếp với 2 đối tác Fintech để phát triển sản phẩm từ nền tảng này. Số hóa vẫn là chiến lược trọng tâm của OCB và chúng tôi quyết tâm trong vài năm tới trở thành ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực số hóa tại Việt Nam.

Chuyển đổi số có tiến tới xóa bỏ quầy giao dịch, giảm bớt nhân viên?

Cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra là kế hoạch phát triển các chi nhánh có bị ảnh hưởng không khi những năm qua Ngân hàng tập trung đầu tư cho công nghệ, tôi xin khẳng định rằng, vai trò của chi nhánh vẫn rất quan trọng, là nơi đảm bảo niềm tin của khách hàng. Năm 2020, OCB phát triển thêm 5 chi nhánh mới và cũng có kế hoạch phát triển nhiều hơn 5 chi nhánh, phòng giao dịch mới trong năm 2021, đảm bảo phủ hết các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam.

Sở dĩ trong 3 năm qua, OCB không tăng nhiều nhân viên, thứ nhất do Ngân hàng có mô hình vận hành theo hướng các khối quản trị rủi ro và vận hành tập trung ở Hội sở. Điều này là một lợi thế, khi quy mô tăng lên thì hệ thống vận hành của OCB không phải tăng nhân sự nhiều.

Thứ hai, OCB đã và đang ứng dụng công nghệ và số hóa ở nhiều khâu, ví dụ như toàn bộ quy trình xử lý nghiệp vụ cơ bản như thanh toán, tín dụng đã được số hóa. Trong năm nay, chúng tôi kỳ vọng tiếp tục số hóa các phần khác. Điều này dẫn đến việc giảm nhân sự cần thiết.

Đồng thời, các hệ thống cũng hỗ trợ Ban lãnh đạo Ngân hàng ra quyết định thông qua các hệ thống máy học. Hiện nay, có những sản phẩm mà hệ thống chấm điểm giúp Ngân hàng phê duyệt 100% và nhiều hệ thống hỗ trợ một phần. Điển hình như chúng tôi áp dụng hệ thống định giá tài sản đảm bảo tự động, giúp tăng sự khách quan, tăng tốc độ và tăng quy mô kinh doanh mà không cần tăng quá nhiều nhân sựn

Tin bài liên quan