Gần đây, các nhà băng tiếp tục tung ra nhiều gói tín dụng ưu đãi lãi suất, nhằm đón đầu nhu cầu vốn dịp tết Nguyên Đán.
Chẳng hạn tại Sacombank, từ nay đến cuối năm 2013, Ngân hàng triển khai gói 2.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhằm hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương kinh doanh hàng Tết Giáp Ngọ 2014 trên toàn quốc.
Lãi suất áp dụng cho các khoản vay này của Sacombank tối thiểu là 9%/năm trong 3 tháng đầu tiên và tiếp tục áp dụng lãi suất ưu đãi cho các tháng còn lại, thời gian vay tối đa là 5 năm đối với khách hàng cá nhân và 6 tháng đối với khách hàng doanh nghiệp. Tại Sacombank, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp dao động từ 9 - 11%/năm, riêng với xuất khẩu từ 9 - 10%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn doanh nghiệp từ 11 - 13%/năm.
Cho vay khách hàng cá nhân hiện chiếm phần lớn trong tổng dư nợ Sacombank. Lãi suất cho vay cá nhân còn 9%/năm (ngắn hạn 3 tháng đầu) và 11,5 - 14%/năm đối với cho vay trung, dài hạn.
Từ đầu năm đến nay, Sacombank đã triển khai tổng cộng 26 gói cho vay ưu đãi trị giá 30.400 tỷ đồng và 105 triệu USD để hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân. Ngoài ra, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường năm 2013 và Tết Giáp Ngọ 2014, Sacombank dành 200 tỷ đồng cho vay lãi suất tối thiểu chỉ 6%/năm.
Tăng trưởng tín dụng của VietCapital Bank 8 tháng đầu năm nay đạt khoảng 9% so với “room” nhận được đầu năm là 12%. Theo ông Đỗ Duy Hưng, Tổng giám đốc VietCapital Bank, lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng hiện đã được điều chỉnh về mức hợp lý và không còn là rào cản đối với khách hàng trong việc tiếp cận vốn.
Tại VietCapital Bank lãi suất cho vay doanh nghiệp xuất khẩu hiện chỉ còn 7 - 8%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 12 - 13%/năm đối với trung, dài hạn.
Với chiến lược đẩy mạnh bán lẻ, cho vay phân tán, dư nợ của khối khách hàng cá nhân chiếm hơn phân nửa tổng dư nợ của VietCapital Bank. Vì thế, theo lãnh đạo Ngân hàng, nếu cần thiết để mở rộng tín dụng trong thời gian từ nay đến cuối năm, Ngân hàng sẽ kiến nghị lên NHNN để xin tăng “room” tín dụng.
Tại Eximbank, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp xuất khẩu cũng được điều chỉnh giảm về dưới cả trần lãi suất huy động 7%/năm, cho vay trung, dài hạn phổ biến chỉ còn 10 - 11%/năm. Thế nhưng, lãnh đạo Eximbank cho biết, tăng trưởng dư nợ vẫn ì ạch và rất khó tìm được khách hàng tốt cho vay. Vì vậy, tăng trưởng dư nợ trong 8 tháng qua của Ngân hàng chưa đạt 50% mục tiêu đề ra ở mức 12% cho cả năm nay.
Thống kê của NHNN TP. HCM cho thấy, hiện lãi suất cho vay tiền đồng (ngoài 5 lĩnh vực ưu tiên) từ tiêu dùng đến sản xuất - kinh doanh dao động trong khoảng 11 - 13%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 13 - 15% đối với kỳ hạn trung, dài. Còn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay chỉ 9%/năm.
Trao đổi với phóng viên Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP. HCM cho biết, tín dụng có dấu hiệu tăng trưởng trong những tháng gần đây, song mức tăng tương đối chậm. Cụ thể, trong tháng 8/2013, dư nợ tín dụng chỉ tăng 0,05% so với một tháng trước đó. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tăng 5,2%. Nhưng nợ xấu cũng tăng ở mức tương đương.
Theo các số liệu thống kê của NHNN TP. HCM, dư nợ cho vay tiền đồng ước tính đến 31/8 khoảng 743.665 tỷ đồng, tăng 11,55% so với cuối năm 2012. Trong đó, dư nợ cho vay của 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên theo báo cáo của TCTD trên địa bàn khoảng 123.532 tỷ đồng.
Như vậy, nếu làm phương pháp loại trừ tương đối thì tăng trưởng dư nợ tín dụng đang nghiêng về lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
Kinh tế trưởng Dragon Capital, ông Nguyễn Anh Tuấn đưa ra nhận định, muốn khơi được dòng chảy tín dụng, lãi suất cần giảm thêm. Lãi suất giảm, tín dụng tăng thì nợ xấu sẽ có cơ hội giảm. Còn hiện nay, theo đánh giá của ông Tuấn, lãi suất cho vay tại Việt