Kroger là tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai nước Mỹ, với doanh số năm 2012 đạt 90,4 tỷ USD, trong khi “ông trùm” Walmart có doanh thu tới 275 tỷ USD, chỉ tính riêng thị trường Mỹ.
“Lâu nay, Kroger phải đương đầu với sự xâm lược của Walmart trên thị trường thực phẩm”, Jonathan P. Feeney, một chuyên gia phân tích ở thị trường vốn Janney nói. Và với giao dịch mua bán giữa Kroger và Harris Teeter, chuỗi hệ thống bán lẻ của Kroger sẽ có thêm 212 cửa hàng của Harris Teeter, chủ yếu tập trung ở Carolinas và Washington D.C. Đây là khu vực Kroger nhắm đến mở rộng phạm vi hoạt động, nhằm thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng và thu hút lượng khách hàng giàu có.
Theo nhận định từ phía những nhà phân tích, việc mua lại này sẽ không làm ảnh hưởng đến thương hiệu Harris Teeter khi cạnh tranh với đối thủ lớn Walmart.
Cụ thể, trong quá trình điều hành Tập đoàn Kroger, các nhà quản lý Kroger vẫn nỗ lực duy trì tên thương hiệu Harris Teeter ở những khu vực khác, ngoài trụ sở chính ở Bắc Carolina, bao gồm Ralphs, Dillons, King Soopers, Fred Meyer và Q.F.C.
“Những gì chúng tôi đang cố gắng không phải là thu nạp, chiếm đoạt cửa hàng của họ, rồi đưa hàng hóa của mình vào đó. Điều đó sẽ làm khách hàng thấy e ngại. Người mua hàng sẽ không cảm thấy khác biệt ngay từ lúc ban đầu”, ông Dillon nói.
Ông Dillon tin tưởng, việc duy trì thương hiệu Harris Teeter sẽ giúp củng cố lòng trung thành của công ty đối với khách hàng của mình. “Việc duy trì thương hiệu Harris Teeter sẽ dễ chịu hơn so với việc chuyển toàn bộ sang tên Kroger và đồng nhất chuyên môn của các cửa hàng”, ông nói.
Andrew P. Wolf, một chuyên gia phân tích nhận định: “Nếu bạn phá hỏng một nhãn hiệu hàng hóa, có nghĩa là bạn đã hủy hoại cả công ty đó. Kroger thừa thông minh để hiểu điều này”.
Trên thực tế, Harris Teeter có thế mạnh về thực phẩm tươi hơn so với Kroger. “Harris Teeter rất giỏi trong việc sắp xếp hệ thống của hàng, tạo thuận tiện cho việc mua bán, để đảm bảo chất lượng thực phẩm luôn tươi ngon”, ông nói.
Kroger lần đầu tiếp cận Harris Teeter từ thập kỷ trước, song tại thời điểm đó, Harris Teeter chưa có ý định bán lại công ty. Cho đến tháng 2 vừa qua, Harris Teeter bắt đầu thuê hãng dịch vụ tài chính JPMorgan Chase thăm dò thị trường để tìm các nhà đầu tư chiến lược và cơ hội mới mở ra cho Kroger. Với thương vụ mua lại Harris Teeter, Kroger kỳ vọng sẽ thu về khoản lợi nhuận từ 40-50 triệu USD trong vòng 3 - 4 năm tới.
Theo báo cáo hàng năm về thị trường bán lẻ toàn cầu của hãng kiểm toán Deloitte Touche Tohmatsu, hơn 30% trong số 250 công ty bán lẻ lớn nhất thế giới tập trung ở Mỹ, bao gồm Walmart, Kroger, Costco, Walgreens, Target… Trong đó, Walmart dẫn đầu, với doanh thu khổng lồ hơn 444 tỷ USD trong năm 2012. Walmart hiện có hơn 4.000 cửa hàng tại Mỹ và hơn 3.000 cửa hàng tại 13 quốc gia như Mexico, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ… Ông trùm này cũng đang cân nhắc việc thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt
Đứng sau Walmart trên thị trường bán lẻ ở Mỹ là Kroger với 2.457 đại siêu thị và siêu thị tại 31 bang của Mỹ. Khác với những công ty bán lẻ hàng đầu khác, Kroger không chỉ cung cấp những mặt hàng thực phẩm từ các xưởng sản xuất khác, mà còn sở hữu thương hiệu riêng do chính dây chuyền sản xuất của họ làm ra, và được phân phối rộng khắp nước Mỹ. Mới đây, tập đoàn này đã tiến hành khảo sát thị trường Việt Nam, để tìm kiếm đối tác cung cấp hải sản, nông sản và các hàng hoá phi thực phẩm như đồ gỗ, quần áo…
Nhìn vào doanh thu và mức độ phủ sóng toàn cầu, có thể thấy, khoảng cách giữa Kroger với ông trùm bán lẻ Walmart còn quá lớn và khoảng cách này không dễ thu hẹp trong một sớm, một chiều.