Kinh tế Đức tăng quá nhanh lại không phải là tin tốt!

Kinh tế Đức tăng quá nhanh lại không phải là tin tốt!

(ĐTCK) Nền kinh tế Đức đang tăng trưởng ở tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2011và còn tăng cao hơn nữa, tuy nhiên, một trong những viện nghiên cứu hàng đầu tại đây cho rằng, đây không phải là tin tốt.

Viện nghiên cứu Kiel chuyên về nền kinh tế thế giới dự báo, GDP của Đức sẽ tăng 2,3% năm 2017, so với mức 1,8% được dự tính trong năm nay. Tuy nhiên, với việc thiếu đi các trợ lực và tiềm năng tăng trưởng đầu ra của hàng hóa chỉ ở mức 1,4%, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang tăng trưởng quá nóng.

Kinh tế Đức tăng quá nhanh lại không phải là tin tốt! ảnh 1

 Khoảng cách giữa dự báo tăng trưởng và tiềm năng tăng trưởng của Đức ngày càng mở rộng

“Nền kinh tế đang rời khỏi trạng thái ổn định. Chúng tôi nhấn mạnh đến việc Đức đang làm việc hết công suất, làm gia tăng nguy cơ lệch hướng và vượt quá giới hạn. Trong trường hợp này, tăng trưởng nhanh không hẳn là một tin tốt”, Stefan Kooths, Giám đốc Viện nghiên cứu Kiel cho biết.

Hiện tại, động lực tăng trưởng của Đức phụ thuộc vào các khoản vay với lãi suất thấp và việc đồng tiền giảm khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đang tích cực bơm tiền vào thị trường. Gói nới lỏng định lượng này có thể sẽ tiếp tục được mở rộng, khi nền kinh tế toàn cầu nói chung và Khu vực sử dụng đồng tiền riêng euro nói riêng bị đe dọa bởi tình trạng trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc và một số nền kinh tế mới nổi khác.

Trong tuần trước, ECB đã hạ bớt dự báo tăng trưởng trong năm 2015 và cho biết, sẵn sàng nới rộng thêm gói nới lỏng trị giá 1,1 nghìn tỷ euro (1,2 nghìn tỷ USD) hiện tại.

Theo Kooths, chính sách tiền tệ chính là “vấn đề trung tâm” đối với nước Đức. Quan điểm này của Viện nghiên cứu Kiel dường như nhận được sự đồng tình từ Thống đốc ngân hàng trung ương Đức Jens Weimann, người có quan điểm phản đối các gói nới lỏng định lượng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble.

Các vị lãnh đạo này đều từng lên tiếng cảnh báo việc sử dụng chính sách nới lỏng tiền tệ quá đà sẽ tạo áp lực lên chính phủ khi cắt giảm nợ và nên kích thích nền kinh tế thông qua các cải cách.

Tin bài liên quan