Kinh tế chia sẻ: Cơ hội nào cho người tiêu dùng Việt?

Kinh tế chia sẻ: Cơ hội nào cho người tiêu dùng Việt?

(ĐTCK) Vụ kiện của hãng taxi Vinasun với Grab gây xôn xao dư luận, bởi nó chưa từng có tiền lệ về một cuộc chiến pháp lý tương tự. Công nghệ, các mô hình kinh tế mới ra đời thay đổi thói quen tiêu dùng của con người đòi hỏi một khung pháp lý mới để quản lý nó nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội cho người tiêu dùng khắp thế giới.

Tận dụng tài sản nhàn rỗi

Từ một đêm mưa tuyết không thể gọi được taxi trong khi những chiếc xe chạy bon bon trên đường nhưng thừa chỗ ngồi mà ứng dụng gọi xe Uber đã được ra đời.

Dù còn nhiều tranh cãi về mô hình kinh doanh có nhiều điểm không giống với truyền thống này nhưng rõ ràng Uber đã mang lại tiện ích cho nhiều triệu người dùng. Điều quan trọng hơn cả, mô hình này tận dụng được nhiều chiếc xe nhàn rỗi chạy trên các cung đường và các ghế ngồi nhàn rỗi trên xe.

Với ngành hàng không, người tiêu dùng được hưởng lợi từ các đợt khuyến mãi liên tiếp với mức giá vé 0 đồng hoặc mức giá rẻ hơn rất nhiều so với giá công bố.

Thực tế đây không hoàn toàn là các chiêu khuyến mại của các hãng hàng không mà đó là cách tận dụng số chỗ không bán hết trên chuyến bay để bán với giá rẻ, tài sản nhàn rỗi được dùng để khuyến mại. Như vậy trên cùng một chuyến bay, cùng hưởng chung một dịch vụ nhưng có khách hàng vẫn trả chi phí bình thường và có khách hàng chỉ phải trả chi phí rẻ hơn rất nhiều.

Trong ngành khách sạn, tài sản nhàn rỗi cũng đang là một vấn đề với các chủ đầu tư. Với công suất khai thác trung bình các khách sạn khoảng từ 50- 65% thì vẫn còn từ 35- 50% công suất phòng nhàn rỗi, đó là còn chưa kể tới việc để đạt được công suất khai thác trên 50% là điều không dễ dàng với các chủ đầu tư. Vì thế, ngành công nghiệp timeshare đã ra đời, mang lại cơ hội cho cả chủ đầu tư khách sạn và du khách.

Kinh tế chia sẻ. 

Theo thống kê của ARDA - Hiệp hội phát triển resort Hoa Kỳ, có tới 1,570 resort trên toàn lãnh thổ nước Mỹ với 205.100 đơn vị phòng, trung bình 131 đơn vị phòng trên mỗi resort được sử dụng trong ngành công nghiệp timeshare, với hiệu suất sử dụng phòng lên tới 81% thay vì 50- 60% như trước.

Ngành công nghiệp timeshare không chỉ phát triển ở Mỹ mà còn thịnh vượng ở Châu Âu, Châu Á. Theo báo cáo của C9 Hotelworks - công ty chuyên tư vấn bất động sản và dịch vụ nghỉ dưỡng, ước tính có khoảng 500.000 resort, khách sạn tại Đông Nam Á đã áp dụng hình thức timeshare, tập trung chủ yếu ở Thái Lan và Indonesia.

Cùng với doanh thu mang lại cho các chủ đầu tư, du khách cũng được hưởng lợi từ chính sách phòng giá rẻ bằng việc mua trước phòng cho các chuyến đi trong tương lai – mua các thẻ kỳ nghỉ. Có tới 9,2 triệu hộ gia đình Mỹ sở hữu ít nhất 01 hoặc nhiều hơn các loại sản phẩm timeshare, với mức chi tiêu trung bình cho mỗi sản phẩm là 2.180 USD.

Có khoảng 20 triệu hộ gia đình trên toàn thế giới sở hữu ít nhất một sản phẩm timeshare, trong đó Châu Âu đóng góp 25% thị phần, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương chiếm khoảng 15% tổng quy mô của ngành công nghiệp này.

Cơ hội nào cho người tiêu dùng Việt?

Trong khi cuộc chiến pháp lý giữa Vinasun với Grab còn chưa ngã ngũ thì ứng dụng gọi xe Grab vẫn được người tiêu dùng sử dụng vì nó mang lại sự thuận tiện, nhiều chính sách khuyến mại và giá rẻ.

Trong ngành du lịch, Việt Nam chỉ đứng thứ 2 khu vực Châu Á- Thái Bình dương về tốc độ tăng trưởng hàng năm số người đi du lịch nước ngoài, khoảng 9,5%, theo dự báo của Tổ chức đa quốc gia Mastercard.  

Tổ chức này dự báo, Việt Nam sẽ có khoảng 7.5 triệu người đi du lịch nước ngoài vào năm 2021, so với 6,5 triệu người trong năm 2016. Trong khi đó, năm 2016 với 6,5 triệu người đi du lịch nước ngoài, số tiền người Việt Nam đi du lịch nước ngoài đã chi tiêu là 7- 8 tỷ USD.

Riêng trong lĩnh vực du lịch nội địa, năm 2017, số du khách nội địa cũng đạt mức 73 triệu người, đóng góp khoảng 9,66 tỷ USD- tương đương với 42% tổng doanh thu từ du lịch của Việt Nam, lên tới khoảng 23 tỷ USD.

Xu hướng tăng trưởng của nhu cầu đi du lịch trong nội địa và nhu cầu đi du lịch nước ngoài với số tiền chi tiêu khổng lồ đã khiến nhiều doanh nghiệp cho ra đời các sản phẩm thẻ kì nghỉ nhằm mang lại tiện ích tối ưu cho khách hàng.

Thẻ kỳ nghỉ Crystal Holidays của tập đoàn Crystal Bay 

Mới đây Tập đoàn Crystal Bay đã phát hành Thẻ kỳ nghỉ Crystal Holidays với nhiều ưu đãi vượt trội cho các khách hàng. Theo đó, sở hữu thẻ Crystal Holidays, mang lưới khách sạn mà du khách có thể đặt chỗ khắp thế giới tại hơn 100.000 điểm đến và 1.000 khách sạn 3*-5* tại Việt Nam với chi phí rất rẻ, rẻ hơn 50- 75% so với giá đặt phòng thông thường.

Cùng với nhiều tính năng ưu việt khác, thẻ Crystal Holidays mang lại nhiều giá trị vượt trội hơn cả một sản phẩm thẻ kỳ nghỉ của ngành công nghiệp Timeshare thế giới đang vận hành.

Không chỉ mang lại nhưng chuyến đi với chính sách phòng giá rẻ, thẻ Crystal Holidays còn được tặng gói bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe hàng năm trong suốt thời hạn sở hữu thẻ, kể cả khi khách hàng không đi nghỉ, với nhiều mức bảo hiểm khác nhau tương ứng với từng loại thẻ.

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quen với Uber, Grab hay những đợt săn vé giảm giá của các hãng hàng không- những câu chuyện thực tế sinh động về nền kinh tế chia sẻ đang thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người.  

Trong lĩnh vực du lịch, Thẻ kỳ nghỉ ra đời nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực nhàn rỗi trong ngành khách sạn, mang lại cơ hội trải nghiệm chi phí rẻ cho người tiêu dùng và giống như nhiều nước trên thế giới, càng ngày Thẻ kỳ nghỉ sẽ càng trở thành xu hướng tiêu dùng của các tín đồ du lịch.

Tin bài liên quan