Kinh nghiệm của Fn: Bí quyết chọn cổ phiếu “hạt giống”… là không có bí quyết, toàn hỏi xin 3 chữ cái là cực sai lầm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Quan trọng nhất là các nhà đầu tư phải đọc, phải tìm, phải hiểu doanh nghiệp rồi mới mua, toàn xin hỏi 3 chữ cái, thích đầu cơ, thích giàu nhanh là điều cực kỳ sai lầm.

Đây là chia sẻ của nhà đầu tư gắn bó 21 năm cùng thị trường chứng khoán, ông Trần Tiến Dũng khi trả lời câu hỏi “bí quyết để chọn các cổ phiếu hạt giống để có thể đầu tư” trong chương trình bí mật đồng tiền số 21.

Trong cuộc đời “chứng sĩ”, không ai không trải qua những mất mát, đau thương, có như vậy họ mới được những kinh nghiệm và tồn tại lâu dài, kiếm được cơ hội sinh lợi cùng với thị trường.

Điều này cũng tương tự với ông Phạm Lưu Hưng (Mr X30), kinh tế trưởng CTCK SSI, cú sốc đầu đời là năm 2014 (sự kiện giàn khoan tại Biển Đông hồi tháng 5/2014) vì lúc đó tài khoản giảm nhanh, nguy hiểm. Còn nếu nói nỗi đau lớn nhất là 2018 giảm rất mạnh và dài, tài khoản giảm xuống bằng lần.

Kinh qua nhiều lần biến động của thị trường, ông Dũng bình thản đón nhận thị trường đi xuống và khuyên nhà đầu tư nên trải nghiệm.

Đến thời điểm này, ông Dũng trải qua 4 đỉnh núi và 3 vực sâu. Đỉnh thứ nhất là vào năm 2001, thứ 2 là 2007, thứ 3 là 2018 và 4 là năm 2022.

"Vực sâu gần đây nhất là VN-Index về 1.171 mang cho tôi rất nhiều cảm xúc, vì đúng năm 2007 đỉnh là 1.171 và giảm xuống về 230 điểm. Còn đỉnh 1 là 570 điểm rồi giảm về 130 điểm. Phân tích kỹ thuật như tôi thì rất nhớ các mốc này, và phải trải nghiệm như vậy mới nhớ được, nhận ra được vẻ đẹp của thị trường đi xuống, có cách để nhân tài khoản. Thị trường đi xuống ta làm phép trừ, còn từ đáy đi lên ta phải làm phép tính nhân", ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, phải rèn luyện và chịu đau tận cùng để vượt qua. Và cách để ông vượt qua là phải đi xe đạp rất nhiều để xả stress. Những người rất giàu họ từng nghèo, nhưng họ có tầm nhìn, biết rằng tương lai sẽ tươi sáng. Khi chạm đến tận cùng nỗi đau thì ánh sáng mở ra rất sáng, mình trải nghiệm được cái này thì rất giá trị cho mỗi nhà đầu tư, tạo nền móng vững chắc không chỉ cho 1 thế hệ.


“Tôi còn nhìn dài, và đầu tư chứng khóan sẽ là con đường đi suốt cuộc đời của mình”, nhà đầu tư Trần Tiến Dũng khẳng định.

“Tôi còn nhìn dài, và đầu tư chứng khóan sẽ là con đường đi suốt cuộc đời của mình”, nhà đầu tư Trần Tiến Dũng khẳng định.

Ông Dũng đúc kết, khi xác định mua cổ phiếu để đầu tư mã nào đó thì phải tìm hiểu doanh nghiệp đó, ông vẫn giữ cổ phiếu ngân hàng dài hạn, không chỉ TCB, VPB, EIB, mà nhiều ngân hàng khác. Ông mua cổ phiếu ngân hàng từ rất sớm, giá rất cao vì mua thị trường OTC, nhưng nhìn thấy thời điểm đó, quy mô ngân hàng nhỏ, GDP cũng quy mô rất nhỏ, trong khi nhìn sang các nước đang phát triển thì thấy rằng các ngân hàng sẽ phải lớn dần theo tăng trưởng GDP, theo nền kinh tế.

“Mua và để riêng ra, để 5 - 10 - 20 năm, và vẫn có cổ phiếu tôi có kế hoạch giữ tiếp 10 năm nữa vì mọi thứ đang đi đúng kế hoạch mình đề ra. Vì đã có chủ động về tài chính rồi thì các khoản đầu tư này cứ để đó và quên nó đi”, ông Dũng chia sẻ về cách để nắm giữ cổ phiếu dài hạn.

Bí quyết nào để chọn được những “hạt giống” đầu tư này, theo ông Dũng là không có bí quyết nào cả, các nhà đầu tư phải đọc, phải tìm, phải hiểu doanh nghiệp mới mua.

"Vì sao nhà đầu tư cá nhân mất nhiều, tái nghèo hết, vì các bạn lười biếng, toàn xin hỏi 3 chữ cái, thích đầu cơ, thích giàu nhanh – đây là điều cực kỳ sai lầm", ông Dũng cho biết.

Trước đây, khi thị trường chứng khoán chỉ có 2 mã cổ phiếu (SAM và REE), chỉ giao dịch vào thứ Hai, Tư, Sáu, ông Dũng cho biết, vẫn phải chờ 2-3 tháng để mua được cổ phiếu mình lựa chọn, mà khi mua thì chưa mua đủ số lượng muốn mua.

"Ngày đó, tất cả cũng bảo mua SAM vì lúc đó SAM có rất nhiều lợi thế, giá cũng chỉ 18.000 đồng/cổ phiếu và tôi đủ sức mua, nhưng tôi nhất quyết mua REE. Tức quan trọng nhất của nhà đầu tư là tìm ra doanh nghiệp nghiệp tốt, rồi xây dựng 1 danh mục tốt", ông Dũng chia sẻ.

Với ông Dũng, danh mục tốt chỉ khoảng 5 mã, và liên tục tìm hiểu thêm, nếu có mã nào tốt hơn mình có thể chuyển. Thành bại của nhà đầu tư là tìm được cổ phiếu tốt và đầu tư. Khi đã thành thạo rồi thì có thể đầu cơ trên cổ phiếu đầu tư, vì cổ phiếu tốt gì thì tốt vẫn có biến động lên xuống, thành thạo phân tích kỹ thuật rồi thì hoàn toàn có thể gia tăng giao dịch trên cổ phiếu đầu tư có sẵn trong danh mục. Nhưng phải học nghiêm túc, đọc thật nhiều sách.

Chia sẻ thêm kinh nghiệm và góc nhìn bản thân, ông Phạm Lưu Hưng cho rằng, thị trường không giảm điểm vì bất cứ lý do riêng lẻ nào, nên nếu chúng ta cứ đổ lỗi do abc thì không hợp lý, quan trọng nhất là nhìn lại kiến thức của mình.

“Chương trình có đặt vấn đề là mất tiền thì đau xót nhưng tôi cho rằng, không đau xót lắm đâu, cái mà chúng ta mất nhiều nhất khi thua lỗ là mất niềm tin vào bản thân mình, mình không dám làm gì, không còn tin vào logic của mình – thì đây mới là đau xót nhất”, ông Hưng nói.

Cái mà chúng ta mất nhiều nhất khi thua lỗ là mất niềm tin vào bản thân mình, mr X30 chia sẻ

Cái mà chúng ta mất nhiều nhất khi thua lỗ là mất niềm tin vào bản thân mình, mr X30 chia sẻ

Nói về dò đáy, ông Hưng cho rằng, kể cả các nhà kinh tế học còn không dò ra trước cái đáy của nền kinh tế, mà thường sau vài quý, chứ không nói đến chuyện dò đáy các chỉ số chứng khoán. Để quản trị rủi ro trong những giai đoạn này, nhà đầu tư nên có chiến lược đầu tư tốt, như chia tiền vào các giỏ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Khi chia như vậy thì việc để danh mục ảnh hưởng đến mình là thấp hơn so với việc mang cả nhà cả cửa, full magin.

Tin bài liên quan