Hệ thống ngân hàng Việt Nam sau giai đoạn đầu tái cơ cấu được ví là “qua cơn bạo bệnh”, còn ông đánh giá thế nào về giai đoạn này?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc ngành ngân hàng cần phải tái cơ cấu với các mục tiêu xử lý nợ xấu, cơ cấu lại hoạt động và quản trị. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, theo quy luật, tái cấu trúc là hoạt động thường xuyên của bất kỳ doanh nghiệp nào, cũng như của cả nền kinh tế.
Quá trình “dưỡng bệnh” là rất quan trọng để hệ thống phục hồi và phát triển. Theo ông, những giải pháp nào được thực hiện sẽ hỗ trợ quá trình “dưỡng bệnh” đạt hiệu quả tốt nhất?
Giai đoạn tái cơ cấu từ năm 2011-2015 có thể coi là quá trình cấp thêm “dưỡng khí”, minh bạch hóa và lành mạnh hóa các TCTD. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã áp dụng nhiều “liệu pháp” như: cho phép mua bán, sáp nhập, thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC), phê duyệt cho một số TCTD tự tái cơ cấu, dùng các biện pháp kỹ thuật để “tiếp sức”, tránh những đổ vỡ không cần thiết. Một số thành công chính có thể kể đến bao gồm: đảm bảo được tính thanh khoản hệ thống, không để xảy ra đổ vỡ, tạo ổn định ngành, tạo điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mô…
ông Đào Trọng Khanh
Câu chuyện nợ xấu luôn là nỗi ám ảnh của các ngân hàng, để giải quyết được gốc rễ của vấn đề này, theo ông là gì?
Kinh doanh ngân hàng gắn liền với rủi ro và nợ xấu là khó tránh. Để phòng tránh và giảm thiểu rủi ro thì công tác theo dõi, quản lý thường xuyên chất lượng danh mục các khoản nợ là rất quan trọng và ngân hàng luôn cần đưa ra các quyết định điều chỉnh về chính sách tín dụng kịp thời. Bên cạnh đó, công tác xử lý nợ xấu cũng là cả một nghệ thuật.
Đôi khi nợ xấu không hoàn toàn xấu, khi cần “nuôi” dự án, thì phải đồng hành, tư vấn kinh doanh cho “con nợ” để giải quyết vấn đề triệt để và thấu đáo nhất.
Những năm gần đây, các ngân hàng đều có những tuyên bố, động thái mạnh mẽ trong việc phát triển ngân hàng bán lẻ. Ông có bình luận gì về việc này?
Những năm gần đây, ngân hàng bán lẻ là lĩnh vực có sự phát triển rất nhanh, cạnh tranh khá quyết liệt, không chỉ ở hầu hết các ngân hàng nội, mà còn có sự tham gia của một số ngân hàng nước ngoài có truyền thống về kinh doanh dịch vụ bán lẻ.
Lý do đầu tiên là vì thị trường sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam rất tiềm năng, nhưng mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Tỷ lệ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam hiện nay chỉ chiếm vài phần trăm trên tổng dân số hơn 90 triệu người, cho nên dư địa tăng trưởng còn rất lớn.
Thứ hai, hoạt động bán lẻ đáp ứng nhu cầu phân tán rủi ro, song lại đem đến tỷ suất lợi nhuận ở mức khá và ổn định. Trên thế giới hiện nay, tỷ lệ doanh thu từ kinh doanh ngân hàng bán lẻ đã chiếm tới trên 50% nguồn doanh thu của các ngân hàng.
Đây là 2 lý do chính khiến cho nhiều ngân hàng ở Việt Nam coi ngân hàng bán lẻ là trọng tâm ưu tiên phát triển và tại NCB cũng không ngoại lệ.
Cơ hội thành công và thách thức, cũng như rủi ro của việc tập trung phát triển ngân hàng bán lẻ là gì?
Như đã chia sẻ, thị trường sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam còn rất tiềm năng, Đây chính là cơ sở để các ngân hàng nếu đi đúng hướng sẽ đạt được nhiều thành công.
Tuy nhiên, chính vì thị trường này rất tiềm năng, nên nhiều ngân hàng trong nước và nước ngoài đều lựa chọn tập trung phát triển, sẽ biến cơ hội trở thành thách thức. Đây sẽ là thách thức lớn của các ngân hàng khi vừa phải trực tiếp cạnh tranh giữa các ngân hàng nội với nhau, vừa phải cạnh tranh với các ngân hàng ngoại với nhiều kinh nghiệm trên toàn thế giới.
Ngoài ra, khách hàng cũng có sự e dè nhất định khi thông tin về sản phẩm, dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng còn thiếu minh bạch, khách hàng chưa thể tiếp cận đúng và đủ thông tin sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Những thách thức này đòi hỏi sự cải tổ mạnh mẽ từ các ngân hàng nếu muốn vươn lên Top đầu về thị phần bán lẻ. Với NCB, chúng tôi xác định chiến lược trở thành nhà tư vấn thân thiện, chuyên nghiệp, đồng hành cùng khách hàng.
Theo ông, để định vị doanh nghiệp mình sẽ đứng ở đâu trong bản đồ ngân hàng bán lẻ toàn hệ thống, các ngân hàng cần lựa chọn giải pháp gì?
Để định vị vị trí tốt trong bản đồ ngân hàng bán lẻ trong hệ thống, từng ngân hàng cần tạo ra thế mạnh của riêng mình. Đối với NCB, giai đoạn từ 2016-2018, NCB sẽ tập trung nguồn lực để đẩy mạnh tăng trưởng kinh doanh, khẳng định vị thế trên thị trường, thực hiện mục tiêu chiến lược là “Ngân hàng có thế mạnh khác biệt”.
Với phân khúc khách hàng cá nhân, NCB sẽ triển khai những sản phẩm “may đo” cho từng khách hàng. Thời gian qua, 2 sản phẩm chiến lược của NCB là cho vay mua nhà và xe đã khẳng định được ưu thế của mình, chính sách ưu đãi tốt, phê duyệt nhanh chóng, có thể so sánh với các ngân hàng lớn.
Sắp tới, NCB sẽ tập trung hơn cho thị trường ngách, đồng thời đẩy mạnh bán sản phẩm cho vay nhà và xe tới các đối tượng hộ gia đình trẻ, tầng lớp trung lưu. NCB mong muốn kết nối, phục vụ nhu cầu tài chính cho từng giai đoạn trong cuộc đời của khách hàng.
NCB vừa tiếp tục được trao giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2015 - một trong những phần thưởng góp phần khẳng định thành quả lao động sau 21 năm hình thành và phát triển của Ngân hàng. Đồng thời, đây là động lực để NCB phát triển trở thành nhà tư vấn tài chính thân thiện, song hành cùng khách hàng theo đúng phương châm hoạt động “Ngân hàng của bạn”.
Với mạng lưới gồm trên 90 điểm giao dịch, 40 trung tâm kinh doanh trên toàn quốc và hệ thống khách hàng đã gây dựng được sau 21 năm, NCB tập trung tạo nền tảng xây dựng ngân hàng hiện đại, phát triển bền vững. Trong 3 năm từ 2013 - 2015, tổng tài sản, tổng vốn huy động và tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng có bước phát triển vượt bậc so với các năm trước.
Năm 2016, NCB kiên trì đi theo định hướng chiến lược trở thành nhà tư vấn tài chính thân thiện, song hành cùng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, cung cấp các sản phẩm "may đo" dành riêng cho khách hàng. NCB đồng thời tiếp tục cải tiến mô hình hoạt động và đa dạng hóa danh mục cho vay, huy động để đảm bảo chi phí hợp lý, ổn định, an toàn, hiệu quả.
Trước đó, NCB đã nhận nhiều bằng khen và các giải thưởng uy tín trong năm 2015: Bằng khen hoàn thành tốt nhiệm vụ ngành ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng; Ngân hàng Bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam 2015, Ngân hàng có văn hóa doanh nghiệp sáng tạo nhất Việt Nam 2015 do Tạp chí Global Banking & Finance Review (Anh) trao tặng; Giải Tin và Dùng Việt Nam...