Từng là nơi đóng đô các tập đoàn ô tô lớn nhất nước Mỹ như General Motors, Chrysler và Ford, thành phố Detroit, thủ phủ của bang Michigan từng là niềm tự hào của nước Mỹ khi có ngành công nghiệp ô tô rất phát triển.
Vậy nhưng những năm khủng hoảng liên tiếp, dân số ngày một ít đi đã khiến kinh tế của kinh đô của ngành xe hơi Mỹ liên tục “cài số lùi”. Sau khi chính quyền thành phố không thể cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người dân, chính quyền bang
“Những yếu kém trong quản lý tài chính, dân số sụt giảm, nguồn thu từ thuế đi xuống và các yếu tố khác trong vòng 45 năm qua đã khiến Detroit đứng trên bờ vực phá sản”, Kevyn Orr, chuyên gia về phá sản do thống đốc bang Michigan bổ nhiệm để vực dậy tình hình tài chính của thành phố này khẳng định. “Con đường phục hồi của thành phố bắt đầu từ hôm nay”.
Theo kế hoạch này, chính quyền thành phố sẽ ngừng chi trả đối với số nợ trị giá 2,5 tỷ USD, có hiệu lực từ ngày 14/6 vừa qua nhằm giữ cho nguồn tiền mặt khỏi kiệt quệ, phục vụ cho các dịch vụ thiết yếu.
“Nhóm của tôi và cá nhân tôi hy vọng các chủ nợ và cơ quan lập hiến nhận ra rằng sự đồng thuận và hy sinh là cần thiết để
Tuy nhiên nếu các chủ nợ không chấp thuận kế hoạch này, Detroit sẽ bị buộc phải tuyên bố phá sản, trở thành vụ phá sản cấp thành phố lớn nhất nước Mỹ. Hiện khả năng việc này xảy ra là “50 – 50” và nó có thể diễn ra trong vòng 30 ngày tới.
Kế hoạch tái cấu trúc nợ đã trình bày những cách thành phố sẽ xoay sở để hoàn trả 7 tỷ USD nợ có đảm bảo và 11,5 tỷ USD nợ vay không được đảm bảo. Chủ các món nợ không được đảm bảo, bao gồm các chương trình hưu trí cho cư dân thành phố, có thể sẽ chỉ nhận được 10% số tiền họ đã cho vay.
Trong bản báo cáo, ông Orr khẳng định tình hình thành phố còn tồi tệ hơn nếu không được cơ cấu nợ. Trong năm 2012, do việc cắt giảm lực lượng cảnh sát, tỷ lệ tội phạm tại đây đã ở mức tồi tệ nhất nước Mỹ, cao gấp 5 lần trung bình toàn quốc. Ngoài ra 40% đèn đường không hoạt động trong khi sở cảnh sát không thực thi được nhiệm vụ và đã 5 lần “trảm” tướng trong 5 năm.
Thành phố hiện có 78.000 tòa nhà bị bỏ hoang và hưu hỏng, “gần một nửa số đó” bị xem là nguy hiểm. Trong khi đó chỉ còn chưa tới một nửa số xe cứu thương ở đây còn hoạt động, các phương tiện của cơ quan cứu hỏa xuống cấp, còn hệ thống thuế thu nhập đang trong tình trạng “thảm họa”.
Từng là thành phố lớn thứ tư nước Mỹ, dân số của Detroit hiện chỉ còn khoảng 685.000 người, chưa bằng một nửa so với con số 1,8 triệu dân của năm 1950 do người dân di cư ra ngoại ô, trong khi các nhà máy ô tô cũng lần lượt rời đi.