Giày dép của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ chiếm 36% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước, đạt 3,81 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ 2 là thị trường EU đạt 3,03 tỷ USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ.
Thống kế cho thấy, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 967,91 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là thị trường Nhật Bản đạt 577,92 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái và Hàn Quốc đạt 340,87 triệu USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da- Giày- Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho hay, các thị trường lớn đã đóng góp tích cực cho việc gia tăng xuất khẩu của ngành da giày.
Theo đó, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày khi chiếm khoảng 36% trong tổng kim ngạch. Trong khi đó Trung Quốc lại là thị trường cung cấp chủ yếu nguyên phụ liệu cho ngành da giày của Việt Nam.
Để phát triển thị trường nội địa đối với các sản phẩm da giầy, theo bà Xuân, Hiệp hội đã phối hợp với Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) triển khai các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp, như Hội nghị kết nối cung-cầu; Kêu gọi doanh nghiệp tham gia các phiên chợ bình ổn giá...
"Thời gian tới, Hiệp hội sẽ có phương án để quy tụ các thương hiệu giầy, dép, túi xách Việt Nam đạt được chất lượng, uy tín tạo thành chuỗi để đưa vào các trung tâm siêu thị, cửa hàng và xây dựng các chương trình truyền thông để giới thiệu cho người tiêu dùng biết được các sản phẩm nào đạt được tiêu chuẩn, mang lại sự an toàn cho xã hội..." bà Xuân cho hay.
Thống kế cho thấy, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 967,91 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là thị trường Nhật Bản đạt 577,92 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái và Hàn Quốc đạt 340,87 triệu USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da- Giày- Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho hay, các thị trường lớn đã đóng góp tích cực cho việc gia tăng xuất khẩu của ngành da giày.
Theo đó, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày khi chiếm khoảng 36% trong tổng kim ngạch. Trong khi đó Trung Quốc lại là thị trường cung cấp chủ yếu nguyên phụ liệu cho ngành da giày của Việt Nam.
Để phát triển thị trường nội địa đối với các sản phẩm da giầy, theo bà Xuân, Hiệp hội đã phối hợp với Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) triển khai các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp, như Hội nghị kết nối cung-cầu; Kêu gọi doanh nghiệp tham gia các phiên chợ bình ổn giá...
"Thời gian tới, Hiệp hội sẽ có phương án để quy tụ các thương hiệu giầy, dép, túi xách Việt Nam đạt được chất lượng, uy tín tạo thành chuỗi để đưa vào các trung tâm siêu thị, cửa hàng và xây dựng các chương trình truyền thông để giới thiệu cho người tiêu dùng biết được các sản phẩm nào đạt được tiêu chuẩn, mang lại sự an toàn cho xã hội..." bà Xuân cho hay.