Kim loại có mức giảm mạnh nhất trong quý kể từ năm 2008

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các kim loại cơ bản đứng đầu trong đợt sụt giảm của quý tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khi nền kinh tế Trung Quốc chỉ phục hồi một cách chậm chạp và lo ngại về nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái ngày càng gia tăng.
Kim loại có mức giảm mạnh nhất trong quý kể từ năm 2008

Chỉ số kim loại London đã giảm 23% trong quý II/2022 do ảnh hưởng đáng kể của xung đột Nga-Ukraine. Trong đó, thiếc là kim loại giảm mạnh nhất với mức giảm 38%, trong khi nhôm giảm khoảng 33% và đồng giảm khoảng 20%. Đây sẽ là mức giảm hàng quý đầu tiên cho toàn bộ chỉ số kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Chỉ số kim loại London.

Chỉ số kim loại London.

Một thước đo về hoạt động của các nhà máy Trung Quốc đã mở rộng vào tháng 6 lần đầu tiên kể từ tháng 2 khi việc kiểm soát virus dần được nới lỏng. Tuy nhiên, sự cải thiện chậm chạp và thị trường bất động sản suy yếu tiếp tục đè nặng lên nhu cầu kim loại. Chính sách Zero Covid cũng vẫn tiếp tục được áp dụng nghiêm ngặt bất chấp việc nới lỏng các quy tắc cách ly.

Các đợt đóng cửa của Trung Quốc cũng đã gây ra tác động nghiêm trọng đối với Nhật Bản. Theo đó, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đã giảm 7,2% trong tháng 5. Quốc gia này là nhà nhập khẩu nhôm lớn nhất châu Á và dự trữ kim loại này tại các cảng lớn đã tăng lên mức cao nhất trong hơn sáu năm khi nhu cầu ô tô sụt giảm do những hạn chế của chuỗi cung ứng.

Mặt khác, rủi ro suy thoái tiềm tàng ở Mỹ và thậm chí có thể trên toàn cầu cũng tiếp tục đeo bám thị trường. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell và các chủ tịch ngân hàng trung ương khác đã cảnh báo thế giới đang chuyển sang chế độ lạm phát cao hơn tại diễn đàn thường niên của Ngân hàng Trung ương châu Âu ở Bồ Đào Nha. Ít nhất, các nền kinh tế lớn đang hướng tới sự suy thoái sẽ hạn chế hoạt động xây dựng.

Tin bài liên quan