Tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công từ đầu năm tới nay vẫn thấp, nhất là nguồn vốn trái phiếu chính phủ và vốn nước ngoài. Ảnh minh hoạ

Tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công từ đầu năm tới nay vẫn thấp, nhất là nguồn vốn trái phiếu chính phủ và vốn nước ngoài. Ảnh minh hoạ

Kiên quyết điều chuyển hoặc thu hồi số vốn đầu tư công chậm giải ngân

Đó là nội dung quan trọng tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019.
 

Theo Nghị quyết, về việc giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 đã được giao; chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải ngân chậm của bộ, ngành, địa phương mình; thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/8/2017 của Chính phủ; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 1/4/2019 và Công điện số 1042/CĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm điểm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, cản trở, gây chậm trễ trong triển khai thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.

Chính phủ yêu cầu kiên quyết thực hiện việc điều chuyển hoặc thu hồi số vốn kế hoạch đầu tư công năm 2019 đã giao cho các bộ, ngành, địa phương nhưng giải ngân chậm hoặc không có khả năng giải ngân, ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Theo tổng hợp, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, con số giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước trong 8 tháng ước đạt 161.271,361 tỷ đồng, đạt 41,39% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 37,92% dự toán năm (cùng kỳ năm 2018 đạt 45,57% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 44,24% dự toán năm).

Ngoài một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, khoảng 80%, thì vẫn có nhiều bộ, ngành, địa phương có số giải ngân thấp, đặc biệt có 29 bộ, ngành và 18 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 40%, trong đó, 8 bộ, ngành giải ngân đạt dưới 5%.

Tin bài liên quan