Kiên Giang: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp

0:00 / 0:00
0:00
Do vướng ở khâu thủ tục cũng như công tác giải phóng mặt bằng, cùng với giá vật liệu xây dựng tăng cao… làm cho tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Kiên Giang đạt thấp.
Khu đô thị lấn biển thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

Khu đô thị lấn biển thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

Năm 2021, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của tỉnh Kiên Giang là 5.198.939 triệu đồng. Đến nay, UBND tỉnh Kiên Giang đã triển khai giao chi tiết 4.663.913/5.198.939 triệu đồng, đạt 89,71% so kế hoạch. Trong đó, vốn ngân sách địa phương đã giao chi tiết 3.962.390/3.978.390 triệu đồng, đạt 99,6% kế hoạch; còn lại 16.000 triệu đồng chưa giao chi tiết, chiếm 0,4% kế hoạch.

Vốn ngân sách Trung ương đã giao chi tiết 701.523/1.220.549 triệu đồng, đạt 57,48% kế hoạch; còn lại 519.026 triệu đồng chưa giao chi tiết, chiếm 42,52% kế hoạch.

Kết quả thực hiện đến ngày 15/6/2021, ước giá trị khối lượng hoàn thành gần 929 tỷ đồng, đạt 19,91% kế hoạch; giá trị giải ngân trên 793 tỷ đồng, đạt 17% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 là 3,85%.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang, mặc dù đã nỗ lực, quyết tâm nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh trong 5 tháng đầu năm vẫn thấp, nguyên nhân do gặp phải một số khó khăn, vướng mắc.

Đối với các dự án chuyển tiếp sử dụng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ bố trí thiếu vốn so với kế hoạch trung hạn 2016-2020 đã giao, nên kế hoạch năm 2021 bố trí cho các dự án chuyển tiếp là 701.523 triệu đồng, chiếm 57,48% kế hoạch. Các dự án này phải xin điều chỉnh kéo dài thời gian thực của cấp thẩm mới được tiếp tục triển khai và giải ngân kế hoạch vốn.

Đối với các dự án bố trí mới sử dụng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ là 519.026 triệu đồng chưa đủ điều kiện giao chi tiết, chiếm 42,52% kế hoạch. Do trong Quyết định giao kế hoạch vốn của Thủ tướng quy định: các dự án chưa đủ thủ tục tính đến ngày 31/12/2020 cần tiếp tục hoàn thiện, phân bổ sau khi Quốc hội khóa XV quyết định Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Các dự án sử dụng vốn ODA cần có ý kiến của nhà tài trợ (Dự án VnSat bố trí kế hoạch vốn năm 2021 là 70 tỷ đồng phải có ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương, nhà tài trợ trước khi triển khai nên hồ sơ, thủ tục chậm); riêng các dự án lập đề xuất mới khả năng khi triển khai dự án phải điều chỉnh do lúc đề xuất dự án đến lúc lập dự án đầu tư có sự thay đổi về chế độ, chính sách (suất đầu tư, lãi vay...) dẫn đến việc phải điều chỉnh hồ sơ, thủ tục kéo dài.

Các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương vẫn đang vướng công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các dự án kết cấu hạ tầng giao thông. Bên cạnh đó, những tháng đầu năm phát sinh giá vật liệu xây dựng tăng mạnh, đặc biệt giá thép xây dựng tăng từ 30% đến 40%, dẫn đến việc các nhà thầu thi công xây dựng chậm triển khai thực hiện các gói thầu đã có kết quả trúng thầu…

Tin bài liên quan