Khuyến nghị với quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam hướng tới mục tiêu Net-Zero 2050

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Mới đây, trong khuôn khổ hoạt động nghiên cứu khoa học của Đoàn Thanh niên Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), dưới sự hỗ trợ của Hội đồng khoa học, Đoàn thanh niên CIEM tổ chức Hội thảo “ Net-Zero 2050: Vai trò của quản lý nhà nước trong ngành năng lượng Việt Nam ”.
Khuyến nghị với quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam hướng tới mục tiêu Net-Zero 2050

Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện; ông Lê Minh Chiến đại diện Đoàn Thanh niên Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đại diện Bộ Công Thương; lãnh đạo các Ban trực thuộc Viện CIEM; các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, nguồn nhân lực…

Hội thảo đã nêu ra toàn cảnh vai trò của nhà nước đối với ngành điện Việt Nam, bao gồm: Tạo lập khung khổ cho hoạt động điện lực; cấp phép gia nhập thị trường; Ban hành chiến lược, quy hoạch điện lực, định hướng các nhà đầu tư, kể cả năng lượng tái tạo; Trực tiếp đầu tư phát triển nguồn điện, kiểm soát nguồn nhiên liệu phát điện; Vừa là người điều hành tập trung, vừa là thành viên lớn nhất của thị trường phát điện không; Thống nhất tập trung vận hành hệ thống điện quốc gia độc quyền truyền tải, phân phối, bán lẻ đi. Đồng thời, nhóm cũng đưa ra hệ thống cơ chế, chính sách về quản lý Nhà nước ngành điện lực.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý năng lượng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam hướng tới mục tiêu Net-Zero 2050, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị. Cụ thể, thứ nhất, đảm bảo tính độc lập thực sự của cơ quan vận hành hệ thống điện và cơ quan điều tiết giao dịch thị trường. Theo đó, Đề án bán lẻ điện cạnh tranh đã đưa ra phương án chuyển Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) thành Công ty TNHH MTV EVN làm đại diện chủ sở hữu.

Nhóm nghiên cứu kiến nghị, trong tương lai, khi thị trường điện lực đã phát triển ở mức cao hơn, tiếp tục hình thành 2 cơ quan riêng rẽ: Cơ quan điều tiết giao dịch thị trường và cơ quan điều hành hệ thống điện không thuộc EVN hay doanh nghiệp phát điện, truyền tải và phân phối điện nào.

Thứ hai, đổi mới chính sách phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó cho phép EVN và các tập đoàn kinh tế nhà nước được đầu tư phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo bên cạnh việc tiếp tục thu hút đầu tư tư nhân; Thực hiện lộ trình mua bán điện năng lượng tái tạo theo cơ chế thị trường (tích hợp điện năng lượng tái tạo vào thị trường); Nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật Năng lượng tái tạo…

Thứ ba, xây dựng, ban hành chính sách giảm vai trò của điện than, phát triển các nguồn điện khác đặc biệt là nguồn điện tái tạo, quy hoạch không gian biển, tích hợp điện gió ngoài khơi (Các chính sách, cơ chế giá, các quy định về đầu tư xây dựng, đầu tư hệ thống hạ tầng…), phát triển khí hoá lỏng đảm bảo an ninh năng lượng trong quá trình cắt giảm hoàn toàn nhiệt điện…

Thứ tư, tái cấu trúc toàn diện EVN là điều kiện để vận hành thị trường điện cạnh tranh thực chất, hiệu quả. Cụ thể, thực hiện đúng quy định: EVN không cần phải giữ trên 50% vốn điều lệ tại các công ty Genco, công ty hoá các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc công ty mẹ EVN; đẩy mạnh tái cấu trúc quản trị, trọng tâm là tạo quyền tự chủ, đi kèm trách nhiệm cao hơn; hướng tới áp dụng triệt để theo cơ chế giá điện cạnh tranh, thoả thuận theo cơ chế thị trường…

Tin bài liên quan