Khủng hoảng địa chính trị đang phá vỡ hệ thống lương thực toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hệ thống lương thực toàn cầu đang bị đe dọa khi xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang khiến một trong những công ty cung cấp thực phẩm lớn của thế giới lâm vào tình thế nguy hiểm.
Khủng hoảng địa chính trị đang phá vỡ hệ thống lương thực toàn cầu

Lạm phát lương thực

Khủng hoảng ở Ukraine đe dọa các loại cây trồng chủ lực từ các khu vực trồng ngũ cốc quan trọng của châu Âu, đồng nghĩa với việc giá lương thực leo thang vốn đã gây khó khăn cho người tiêu dùng trên khắp thế giới có thể trở nên tồi tệ hơn, làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng đói nghèo toàn diện.

Liên hợp quốc cảnh báo rằng, chi phí lương thực toàn cầu đã ở mức kỷ lục và có thể tăng thêm 22% nữa do căng thẳng địa chính trị làm kìm hãm thương mại và giảm thu hoạch trong tương lai.

Ngũ cốc là lương thực chủ chốt của thế giới, với lúa mì, ngô và gạo chiếm hơn 40% tổng lượng calo tiêu thụ. Chi phí vận chuyển cao hơn, lạm phát năng lượng, thời tiết khắc nghiệt và tình trạng thiếu lao động đã khiến việc sản xuất lương thực trở nên khó khăn hơn.

Các quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu ngũ cốc ở Ukraine

Các quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu ngũ cốc ở Ukraine

Nguồn cung cũng đang bị thu hẹp. Theo Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế, các kho dự trữ ngũ cốc có thể có mức giảm năm thứ 5 liên tiếp. Căng thẳng ở Ukraine chỉ có thể đẩy giá cả lên cao hơn nữa, đẩy nạn đói lên mức chưa từng thấy.

Giá lương thực toàn cầu đang ở mức cao nhất mọi thời đại, với chỉ số lương thực của Liên hợp quốc đã tăng hơn 40% trong hai năm qua. Tình trạng mất an ninh lương thực đã tăng gấp đôi trong giai đoạn này, và 45 triệu người được ước tính đang trên bờ vực của nạn đói.

Chủ nghĩa bảo hộ thực phẩm

Các chính phủ đang thực hiện các bước để giữ nguồn cung cấp lương thực dễ tiếp cận hơn, một động thái có khả năng kéo dài lạm phát lương thực. Hungary, Indonesia và Argentina là một trong số các quốc gia đã áp đặt các rào cản thương mại đối với hàng nông sản xuất khẩu, từ lúa mì đến dầu ăn nhằm cố gắng giảm giá nội địa và bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm địa phương sau khi căng thẳng địa chính trị leo thang dẫn đến sự hoảng loạn trên diện rộng về tình trạng thiếu hụt lương thực.

Nga đã gia tăng xu hướng bảo hộ lương thực khi nước này đưa ra các kế hoạch hạn chế thương mại một số nguyên liệu thô. Một nhà xuất khẩu lương thực lớn của Ukraine như MHP SE đã xoay trục để cung cấp cho quân đội và dân thường Ukraine tại các thành phố bị đánh bom.

Theo Steve Mathews, Trưởng bộ phận chiến lược của Gro Intelligence, các hạn chế thương mại có thể khiến giá quốc tế tăng cao hơn nữa do nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt. “Nó làm tăng thêm rất nhiều lo ngại về lạm phát”, ông cho biết.

Các nhà cung cấp lương thực toàn cầu khác có thể thực hiện các bước để lấp đầy sự thiếu hụt trong kho dự trữ. Ấn Độ đã tăng các lô hàng lúa mì trong những năm gần đây và có thể thúc đẩy xuất khẩu lên mức kỷ lục 7 triệu tấn nếu xung đột kéo dài.

Nhưng nhiều quốc gia thường có thể bù đắp sự thiếu hụt lại đang phải đối mặt với các vấn đề sản xuất. Tại Brazil, một nhà cung cấp ngô và đậu nành chính, đã đối mặt với hạn hán khiến cây trồng bị khô héo. Thời tiết khô hạn cũng làm héo rũ những cánh đồng ở Canada và các vùng trồng trọt ở Mỹ vào năm ngoái.

Giá đầu vào tăng vọt

Mọi hàng hóa dùng để phục vụ cho sản xuất thực phẩm ngày càng đắt đỏ hơn. Nga, một nhà cung cấp lớn của mọi loại chất dinh dưỡng chính cho cây trồng, đã thúc giục các nhà sản xuất phân bón trong nước cắt giảm xuất khẩu vào đầu tháng này, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào cho cây trồng.

Giá phân bón

Giá phân bón

Động thái của Nga gây thêm bất ổn cho thị trường toàn cầu khi nông dân ở Brazil - nhà nhập khẩu phân bón lớn nhất thế giới - đang gặp khó khăn trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ cung cấp phân bón cho các quốc gia có “quan hệ hữu nghị” với Nga, mặc dù trước tiên nước này cần đảm bảo nguồn cung phân bón cho thị trường nội địa.

Giá phân bón đã tăng vọt trên toàn thế giới trong bối cảnh nguồn cung khó khăn và sản xuất gặp khó khăn.

Ở châu Âu, giá khí đốt tự nhiên tăng cao - một nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất phân đạm - đã buộc một số cơ sở phải cắt giảm sản lượng. Giá nhiên liệu được nông dân sử dụng để sưởi ấm chuồng trại và chạy các thiết bị được sử dụng để sản xuất thực phẩm, cũng đang tăng vọt.

Alexis Maxwell, nhà phân tích của Bloomberg cho biết: “Trong bối cảnh giá cả cao như hiện nay, người nông dân sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả hoặc được cấp tín dụng mà họ cần để mua đầu vào. Bất kỳ sự khan hiếm nào cũng có nguy cơ hạn chế sản lượng và chất lượng ngũ cốc đều gây thêm áp lực lên giá cây trồng”.

Biển Đen cũng là thị trường xuất khẩu các loại phân bón lớn. Tuy nhiên, những lo ngại về sự an toàn của thủy thủ đoàn và phí bảo hiểm đang ngăn cản các chủ tàu gửi tàu đến Ukraine hoặc Nga, và các lệnh cấm bay đã khiến các thuyền viên Nga gặp khó khăn trong việc lên tàu hoặc trở về nhà. Ukraine và Nga cùng chiếm hơn 25% thương mại toàn cầu về lúa mì, cũng như 20% thương mại toàn cầu về ngô.

Lượng hàng tiêu thụ tăng mạnh

Đối mặt với đà tăng chóng mặt của thị trường nông sản, đặc biệt là đối với các quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài là điều không dễ dàng. Làn sóng này đang lan rộng đến các kệ hàng với lo ngại giá dầu hướng dương tăng cao đã kích thích hoạt động mua lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngay cả một nước xuất khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới như Indonesia cũng đang gặp áp lực. Các siêu thị đã hạn chế việc mua dầu ăn cho mỗi người và các gia đình đang đưa trẻ nhỏ đến xếp hàng để họ có thể mua nhiều hơn.

Nỗi lo về nguồn cung cấp lương thực cũng đang gia tăng ở hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc đang mua ngô và đậu tương của Mỹ để đảm bảo nguồn cung khi Bắc Kinh tăng cường chú trọng vào an ninh lương thực.

Tại Ấn Độ, đà tăng giá bùng nổ của dầu thực vật đang khiến nhiều người lo ngại về dấu hiệu của sự phá hủy nhu cầu mà một số ngân hàng đầu tư và nhà phân tích đã cảnh báo. Quốc gia này là nhà nhập khẩu dầu ăn lớn nhất và người tiêu dùng cũng cực kỳ nhạy cảm với giá cả.

Tin bài liên quan