Khủng hoảng Covid-19 khác gì với các cuộc khủng hoảng trước

Khủng hoảng Covid-19 khác gì với các cuộc khủng hoảng trước

(ĐTCK) Chỉ mất hai tháng kể từ khi lệnh phong tỏa được thực thi, hậu quả đại dịch để lại đã vượt xa cuộc suy thoái kéo dài 18 tháng từ năm 2007 đến năm 2009.

“Tác động tiêu cực từ đại dịch chỉ cho bạn thấy cuộc khủng hoảng hiện tại đã lan rộng và sâu đến nhiều ngành nghề. Quy mô và phạm vi của cuộc khủng hoảng là lớn hơn rất nhiều và phá hủy nền kinh tế”, Daniel Zhao, chuyên gia kinh tế tại Glassdoor đánh giá.

Đại dịch Covid-19 đã tác động tới nhiều khía cạnh: hàng triệu người Mỹ đã nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp, hàng triệu việc làm đã bị xóa bỏ, sức tiêu dùng, doanh số bán lẻ và việc sản xuất đều giảm kỷ lục.

Chỉ mất 4 tuần kể từ khi phong tỏa, số việc làm mất đi đã cao hơn tất cả việc làm được tạo ra từ năm 2009 và 9 tuần để số hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp vượt suy thoái giai đoạn 2007-2009.

Thêm nữa, tỷ lệ thấp nghiệp đã tăng vọt trong tháng 4 từ mức thấp cao nhất 50 năm vào tháng 2 lên mức cao nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng năm 1920 và 1930. Các nhà kinh tế dự đoán số liệu còn xấu hơn vào tháng 5.

Nhiều dự báo về cách hồi phục của nền kinh tế

Phần lớn thiệt hại kinh tế dự kiến sẽ xảy ra trong quý II. Các nhà kinh sẽ tiếp tục chờ xem dữ liệu được công bố để có thể xem đầy đủ về tình trạng và quá trình hồi phục như thế nào.

Ngay cả khi các bang của Mỹ đã bắt mở cửa trở lại, có rất nhiều điều không chắc chắn về tương lai.

“Tôi nghĩ vẫn còn quá sớm để nói hình dạng và tốc độ của sự phục hồi sẽ như thế nào. Bất cứ ai đã gắn hình dạng chữ cái cho sự phục hồi là quá tự tin”, Zhao cho biết.

Một điều quan trọng trong bất kỳ dự báo nào về nền kinh tế và ngành sẽ là tốc độ hồi phục nhanh hay chậm. Trong các cuộc đại suy thoái, tốc độ hồi phục thường rất chậm.

“Một trong những điều làm cho sự phục hồi từ cuộc Đại suy thoái trở nên tồi tệ, các bang đã không hành động kịp thời để hỗ trợ nền kinh tế. Bây giờ, chính phủ có thể ngăn chặn điều tương tư xảy ra, bằng cách đảm bảo mọi người đều hưởng lợi mặc dù họ không làm việc và giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ngay cả khi họ chưa có thể kinh doanh bình thường”, Heidi Shierholz, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Viện Chính sách Kinh tế Mỹ nói.

“Nếu chính phủ làm được những việc như vậy, khi nền kinh tế mở cửa trở lại hoàn toàn, chúng ta sẽ nhìn thấy nhu cầu tiêu thụ và sự tự tin rằng nền kinh tế sẽ nhanh chóng hồi phục”, ông cho biết thêm.

Dưới đây là 5 thước đo và biểu đồ kèm theo cho thấy suy thoái kinh tế do Covid-19 gây ra tồi tệ hơn so đại suy thoái.

Số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp theo tuần ở mức kỷ lục trong 9 tuần quan

Trong tuần kết thúc ngày 28/3/2020, gần 6,9 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thấp nghiệp, cao hơn so với suy thoái kinh tế năm 2008, tính tới 28/3/2009 có 665.000 đơn xin trợ cấp thất nghiệp.

Khủng hoảng Covid-19 khác gì với các cuộc khủng hoảng trước  ảnh 1

Biểu đồ số lượng đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp theo tuần

“Ngây bây giờ, 9 tuần kể từ khi phong tỏa, chúng ta vẫn đang ở thời điểm số người thất nghiệp nhiều gấp 3 lần so với đỉnh khủng hoảng năm 2008. Phạm vi của cuộc khủng hoảng là rất lớn”, Shierholz cho biết.

Ngoài ra, nhiều bang của Mỹ đã bắt đầu báo cáo về hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệm theo chương tình Pandemic Unemployment Assistance, một chương trình mới đưa lợi ích cho những người chưa đủ điều kiện nhận trợ cấp như nhân viên biểu diễn hoặc tự làm việc.

Chương trình này được mô phỏng theo bảo hiểm thất nghiệp vì thảm họa như thiên tai, bão tấn công. Trong tuần kết thúc 16/5, có 2,2 triệu người Mỹ đã nộp đơn yêu cầu được xin trợ cấp theo chương trình này, dữ liệu được thống kê ở 35 bang của nước Mỹ.

Hơn 38 triệu hồ sơ xin trợ cấp được nộp trong 9 tuần vừa qua, cao hơn nhiều số lượng hồ sơ nộp trong suy thoái năm 2008

Khủng hoảng Covid-19 khác gì với các cuộc khủng hoảng trước  ảnh 2

Biểu đồ tổng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ.

“Tình hình thị trường lao động hiện nay tồi tệ hơn nhiều so với giai đoạn khủng hoảng 2008”, theo Shierholz.

Có khả năng số lượng đơn xin trợ cấp vẫn duy trì ở mức cao, điều này sẽ làm tổng hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao hơn nữa. 

Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức cao 14,7% trong tháng 4, cao hơn mức cao nhất trong suy thoái năm 2008

Khủng hoảng Covid-19 khác gì với các cuộc khủng hoảng trước  ảnh 3

Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến trong thời gian ngắn. Tỷ lệ thất nghiệp có thể trở nên tồi tệ hơn và có khả năng tăng lên mức 25% giống như đại khủng hoảng bởi vì báo cáo tháng 4 vẫn chưa phải là thời điểm tồi tệ nhất.

Đầu tiên, có một sự thiếu sót trong thống kê, nếu như những người danh nghĩa đang đi làm nhưng lại không đi làm vì một số lý do, họ được thống kê vào thất nghiệp tạm thời. Điều này có thể dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 5%.

Nhiều công nhân cũng đã ngừng làm việc trong tháng, có khả năng là do đại dịch Covid-19. Một thước đó rộng hơn về thất nghiệp bao gồm những người lao động chán nản đã tăng lên 22,8% trong tháng 4.

Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5 có thể còn tăng cao hơn khi người Mỹ tiếp tục mất hàng triệu việc làm mỗi tuần.

Zhao cho biết, thất nghiệp có thể sẽ tăng lên ở độ tuổi thanh thiếu niên trong tháng 5 và thậm chí có thể vượt mức 20%.

Một ước tính của Fed cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp có thể tới 32%, vượt xa mức đại suy thoái.

Doanh số bán lẻ và dịch vụ thực phẩm đã bị giảm mạnh, đã giảm 25% so với mức đỉnh tháng 1

Khủng hoảng Covid-19 khác gì với các cuộc khủng hoảng trước  ảnh 4

Biểu đồ doanh số bán lẻ và cung cấp dịch vụ

Khi thị trường lao động trở nên xấu đi, nhiều chỉ số kinh tế cũng đã giảm kỷ lục hoặc tăng đột biến trong mùa dịch. Điều này cho thấy ảnh hưởng lan rộng đối với nền kinh tế bởi lệnh phong tỏa.

Doanh số bán lẻ và tiêu dùng đã giảm so với các giai đoạn suy thoái kinh tế trước đó. Việc phong tỏa nền kinh tế, bao gồm các lệnh kinh doanh đối với nhiều mặt hàng không thiết yếu, điều đã không diễn ra trong các cuộc suy thoái trước đó.

Nhưng trong tương lai, thị trường lao động phục hồi như thế nào sẽ tác động đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

“Điều quan trọng là tập trung vào các chỉ số thị trường lao động bởi vì chúng gắn liền với mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Tiêu dùng gắn chặt với việc mọi người có việc làm và đang kiếm được thu nhập”, Zhao cho biết.

GDP của Mỹ dự kiến sẽ giảm 40% trong quý II, gần gấp 5 lần mức giảm lớn nhất 8,4% trong cuộc suy thoái 2008

Khủng hoảng Covid-19 khác gì với các cuộc khủng hoảng trước  ảnh 5

Biểu đồ thể hiện GDP của Mỹ

GDP quý I đã giảm 4,8%, mức giảm lớn nhất kể từ cuộc suy thoái 2008. Tuy nhiên, con số quý 1 chỉ bao gồm 2 tuần bị phong tỏa do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, vì vậy điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra.

Các nhà kinh tế dự báo GDP của Mỹ sẽ giảm mạnh trong quý II, phản ảnh sự tiêu cực từ việc phong tỏa. Các ngân hàng lớn bao gồm JPMorgan, Bank of America và Goldman Sachs dự kiến GDP quý II cuả Mỹ sẽ giảm ở mức trung bình là 40%, giống như dự báo trước đó của Chính phủ Mỹ

Nếu GDP giảm nhiều như dự đoán, nó sẽ giảm vượt mức giảm 8,4%, mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc suy thoái năm 2008 ghi nhận vào quý IV/2008.

Tin bài liên quan