Sáng thứ Năm (21/2), tôi có đọc bài báo về Báo cáo của HSBC, trong đó các tác giả của Báo cáo tỏ ra lo ngại về hai vấn đề: doanh nghiệp Việt
Thông thường, khi bán hàng hóa, người bán nào chẳng muốn chọn thời điểm hợp lý, có lợi nhất cho mình để tung hàng ra bán ở mức giá tốt nhất. Khi diễn biến thị trường thay đổi, việc điều chỉnh linh hoạt cung hàng, thay đổi kế hoạch phát hành cũng là điều hợp lý và nên làm. Nhưng mối quan tâm lớn và có tác động nhiều hơn cả lại ở những giải pháp chống lạm phát.
Có thể hiểu được trong bối cảnh như hiện nay, đây là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, bởi tác động của nó có ảnh hưởng lớn tới đại bộ phận dân cư. Tuy nhiên, thắt chặt tiền tệ đến mức khắc khổ và dường như chỉ áp dụng một giải pháp duy nhất là hút tiền từ lưu thông có thể gây ra những hệ luỵ kéo dài. Thứ nhất, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Dễ hiểu khi lãi suất cho vay của các ngân hàng lên tới 12%/năm. Để thu hút được nhà đầu tư mua cổ phần, doanh nghiệp phải làm ra lợi nhuận với tốc độ tăng ít nhất 25% (như vậy, NĐT mới có lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng). Trong nền kinh tế như hiện nay, thử hỏi có bao nhiêu doanh nghiệp có thể tạo ra tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao như vậy? Thứ hai, lãi suất tiền tệ tăng, lãi suất chiết khấu dòng tiền cao hơn, giá cổ phiếu giảm mạnh, cộng với hệ số lạm phát cao thì giá trị tài sản tài chính có thể được định giá thấp. Những yếu tố cộng hưởng như vậy tác động tiêu cực đến TTCK là điều có thể thấy rõ.
Tôi có đọc ở đâu đó ý kiến "vì lạm phát phải hy sinh chứng khoán", nhưng bốc thuốc như vậy liệu có đúng liều? Trung Quốc đã từng có bài học về vấn đề này và hệ luỵ của nó với TTCK không chỉ 1-2 năm, mà kéo dài tới nửa thập kỷ.