Con số nợ công năm 2011 Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội là 54,9% GDP và "tiếp tục nằm trong giới hạn an toàn cho phép". Tại phiên thảo luận ở tổ về vấn đề ngân sách ngày 25/5, một số đại biểu Quốc hội cũng thẳng thắn cho rằng ngay cả báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách vẫn còn "nhẹ nhàng" khi đánh giá về nợ công theo báo cáo của Chính phủ.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đã đến lúc cần nhìn nhận lại căn bệnh "nợ công" đang nghiêm trọng tới đâu để có phương pháp chữa trị kịp thời. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam đang có khối lượng nợ khổng lồ nếu so với mức GDP bình quân đầu người. Theo ông, nợ công Việt
"Thường những nước có nợ công lớn như vậy có mức sống rất cao còn Việt
Nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra những con số về nợ công khác Bộ Tài chính, nhưng dù là số nào phần lớn đều cho thấy Việt Nam "nặng nợ" hơn nhiều những gì được báo cáo. Theo tính toán của ông Vũ Quang Việt, một nhà kinh tế gốc Việt, từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc, nợ riêng của khu vực doanh nghiệp Nhà nước - phần mà chưa được gộp trong báo cáo nợ công của Bộ Tài chính - đã chiếm 51% GDP. Nếu cộng cả con số của Bộ Tài chính, nợ công Việt
Tiến sĩ Lưu Bích Hồ cũng cho rằng nợ của khu vực kinh tế Nhà nước cần được tính đúng, đủ vào báo cáo và con số nợ công theo tính toán của ông cũng khoảng 106% GDP. Như vậy, cả nước làm ra 100 đồng nhưng có tới 106 đồng là vay nợ. Còn theo các tác giả tại báo cáo về nợ công vừa được Ủy ban Kinh tế Quốc hội công bố, trong 100 đồng GDP làm ra thì cũng có tới 95 đồng đi vay.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng cho dù là 95% hay 106% thì đây đều là những con số "rất nghiêm trọng" và Việt
Theo ông, Chính phủ của quốc gia châu Âu này từng giấu giếm, che đậy các con số thống kê về nợ công rồi vay nợ rất nhiều trên các thị trường tài chính để bù đắp bội chi ngân sách. Đến khi vượt quá sức chịu đựng và khủng hoảng bùng nổ thì Hy Lạp mới thừa nhận sai lầm và con số nợ công được điều chỉnh tăng vọt tới 110% GDP. "Dẫu biết con số thực sẽ không phải một tin tốt lành nhưng thà biết đầy đủ về bệnh tình và biết sớm để kịp thời chữa trị còn hơn giấu bệnh cho nó trầm trọng hơn", chuyên gia Lê Đăng Doanh cho biết.
Theo ông Doanh, sở dĩ Chính phủ duy trì cách gạt những khoản nợ của doanh nghiệp Nhà nước (không có bảo lãnh của Chính phủ) thay vì cách tính của quốc tế, là để tránh đẩy con số nợ công lên quá cao. Tuy nhiên, một số ý kiến đang muốn Quốc hội nới trần nợ công (trần hiện nay là 60% GDP) để Chính phủ được quyền vay thêm, phát hành trái phiếu thêm. "Đây là điều hết sức nguy hiểm. Nếu vay nợ mà hiệu quả, tạo ra công ăn việc làm thì là điều tốt. Ngược lại, vay nợ để các doanh nghiệp đầu tư không hiệu quả, đẩy chi phí cao, tăng tham nhũng thì sẽ là một gánh nặng đè lên vai người dân", ông Doanh lo lắng.
Một chuyên gia tham gia cố vấn về tài chính cho Chính phủ cho rằng Chính phủ cũng có "cái lý" của mình khi không tính toán nợ công theo thông lệ quốc tế. Theo ông, xu hướng hiện nay nợ trong nước có tỷ trọng cao hơn nợ nước ngoài. Tuy nhiên, chủ nợ trong nước lại chủ yếu là các "ông lớn" ngân hàng quốc doanh mà Nhà nước nắm không ít vốn trong đó. "Ngay cả các chủ nợ nước ngoài, khi cho các doanh nghiệp Nhà nước vay, họ cũng thừa hiểu đây là những doanh nghiệp "quá lớn" và Chính phủ sẽ không thể để chúng sụp đổ", vị này nói.
Không ít ý kiến lo ngại Việt
Những nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng những nước có nợ công cao so với GDP thì tốc độ tăng trưởng trong tương lai thấp đi. "Khi nhà đầu tư nước ngoài thấy điều này, họ sẽ không kỳ vọng nhiều và rút dần mối quan tâm khỏi Việt
Còn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thì lo ngại gánh nặng đè quá lớn lên thế hệ sau này. "Người dân phải dành một khoản tiền ngày càng cao để trả nợ. Điều này có nghĩa thế hệ hiện nay đang ăn và bắt thế hệ mai sau phải trả. Đây là điều rất bất công", ông nói.
Ngoài yêu cầu minh bạch thực trạng nợ, các chuyên gia cho rằng nên tăng hiệu quả cho khối doanh nghiệp Nhà nước để phần nào giảm thiểu nợ nần. Cụ thể, việc bán doanh nghiệp Nhà nước qua cổ phần hóa và lấy đó để trả nợ có thể là một giải pháp. Tuy nhiên, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong vài năm gần đây liên tục "tắc" với lý do na ná nhau qua các năm như "kinh tế suy giảm" hay "thị trường chứng khoán đi xuống"... Do đó, các chuyên gia cho rằng bản thân Chính phủ cũng phải tiết chế chi tiêu thường xuyên và đầu tư công phải hiệu quả hơn.