Không ngăn được phân bón giả tràn ngập, Bộ Công thương triển khai cao điểm kiểm tra

Nạn phân bón giả, kém chất lượng đã gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 2,6 tỷ USD, tương đương khoảng 60.000 tỷ đồng, trong đó, nông dân là đối tượng thiệt hại nặng nề nhất.

Bộ trưởng Bộ Công thương đã ký Quyết định số 636/QĐ-BCT Phê duyệt Kế hoạch triển khai đợt cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ năm 2017, và có hiệu thi hành từ ngày 1/3..

Không ngăn được phân bón giả tràn ngập, Bộ Công thương triển khai cao điểm kiểm tra ảnh 1

 Đợt tổng kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất gia công phân bón vô cơ bắt đầu từ ngày 15/3/2017 đến hết tháng 9/2017, chia làm 3 đợt, trong đó đợt 1 kéo dài từ 15/3 đến hết 15/4.

Thời gian kiểm tra sẽ bắt đầu từ ngày 15/3/2017 đến tháng 9/2017. Đợt kiểm tra thứ nhất bắt đầu từ ngày 15/3 đến ngày 15/4/2017. Đợt kiểm tra thứ hai bắt đầu ngày 01/5 đến tháng 7/2017. Đợt kiểm tra thứ 3 bắt đầu từ cuối tháng 8 đến tháng 9/2017.

Cả nước có khoảng 800 doanh nghiệp sản xuất phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, tuy nhiên, vẫn không ngăn nổi tình trạng phân bón giả, kém chất lượng tràn ngập thị trường.

Trong đó, đợt kiểm tra thứ nhất, các Chi cục sẽ tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, gia công phấn bón vô cơ trên địa bàn; phát hiện kiểm tra doanh nghiệp không hoặc chưa được cấp Giấy phép sản xuất phân bón vẫn hoạt động sản xuất.

Đợt kiểm tra thứ hai, các Chi cục sẽ tiếp tục kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, gia công phân bón vô cơ trên địa bàn; Đoàn kiểm tra của Bộ do Cục Quản lý thị trường chủ trì kiểm tra trực tiếp một số tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công phân bón vô cơ tại một số địa bàn trọng điểm nơi thường có tình trạng phân bón giả, không đảm bảo chất lượng.

Đợt kiểm tra thứ ba, các Chi cục kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, gia công phân bón vô cơ còn lại trên địa bàn. Đoàn kiểm tra của Bộ sẽ kiểm tra chéo công tác kiểm tra của một số Chi cục tại một số địa bàn trọng điểm.

Mục đích của đợt kiểm tra nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công phân bón vô cơ trong việc duy trì và thực hiện các điều kiện sản xuất phân bón theo quy định của pháp luật; Phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh xứ lý đối với doanh nghiệp vi phạm các quy định của pháp luật về sản xuất, gia công phân bón vô cơ, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; ngăn chặn các doanh nghiệp sản xuất không có giấy phép nhằm trốn tránh pháp luật; Đánh giá tình hình thực thụ các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất phân bón vô cơ, phát hiện những bất cập trong công tác quản lý phân bón nói chung, phân vô cơ nói riêng để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, chỉnh lý, hoàn thiện các quy định hiện hành về quản lý phân bón.

Việc kiểm tra còn nhằm giúp phát hiện và biểu dương kịp thời các nhân tố tích cực; đồng thời chấn chỉnh các yếu kém, sai sót và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất và gia công phân bón vô cơ.

Theo yêu cầu của Bộ trưởng, hoạt động kiểm tra cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra phải gắn liền với công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật đối với các doanh nghiệp sản xuất, gia công phân bón vô cơ. Ngoài ra, công tác kiểm tra không được gây phiền hà, trở ngại cho các doanh nghiệp.

Các hoạt động kiểm tra phải có kế hoạch cụ thể, nội dung trong tâm. Các đánh giá kết luận cần phản ánh đúng thực tế, khahcs quan, trung thực, đảm bảo công bằng... Trên cơ sở đó, cần rút ra những bài học, vấn đề trong chỉ đạo, điều hành... để kiến nghị đề xuất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực thi các quy định của pháp luật về quản lý mặt hàng này.

Theo Cục Hóa chất, Bộ Công Thương, hiện cả nước có khoảng 800 doanh nghiệp sản xuất phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, tuy nhiên, vẫn không ngăn nổi tình trạng phân bón giả, kém chất lượng tràn ngập thị trường. 

Nạn phân bón giả, kém chất lượng đã gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 2,6 tỷ USD, tương đương khoảng 60.000 tỷ đồng, trong đó, nông dân là đối tượng thiệt hại nặng nề nhất.

Tin bài liên quan