Tôi đang sống trong lòng nước Mỹ, nhưng luôn theo dõi tình hình kinh tế trong nước, nhất là thị trường tài chính Việt Nam. Tôi cảm thấy có gì bất ổn trong hoạt động của TTCK Việt Nam và không hiểu nhà đầu tư trong nước nghĩ gì khi ra sức bán tháo cổ phiếu trong suốt 2 tháng qua.
TTCK Việt
Nam
hiện nay chưa liên thông với thị trường thế giới, chưa có bất kỳ doanh nghiệp Việt
Nam
nào niêm yết ở TTCK quốc tế, kể cả trong khu vực. Vậy tại sao nhà đầu tư lại chạy theo diễn biến trên TTCK Mỹ, châu Âu, châu Á? Nếu có lập luận rằng, không ít thì nhiều TTCK Việt
Nam
bị ảnh hưởng thì tôi có thể trả lời rằng, chưa đáng kể. Thị trường xuất khẩu của Việt
Nam
có thể gặp nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu giảm, điều đó là đúng. Nhưng Việt
Nam
xuất khẩu chủ yếu những mặt hàng như: lương thực, thực phẩm, may mặc, dầu thô, cao su, than… Chỉ có than và dầu thô là chịu tác động mạnh, do nhu cầu và giá giảm, còn những mặt hàng khác có giảm nhưng chưa đáng kể. Đứng về khía cạnh kinh tế học mà nói, đó là những mặt hàng có độ co dãn thấp. Thống kê về xuất khẩu trong quý III/2008 vừa rồi đã chứng minh điều đó.
Tăng trưởng kinh tế Việt
Nam
có chậm lại do nhiều nguyên nhân như: xuất khẩu giảm nhẹ, chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, giảm chi tiêu khu vực hành chính công…, nhưng tăng trưởng kinh tế dự kiến vẫn đạt 6,5% trong năm 2008. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế lớn đang tăng trưởng âm, tăng trưởng GDP của Mỹ quý III âm 0,5%.
Còn nước Mỹ, quả thật có nhiều vấn đề phải bàn: khủng hoảng tài chính, kinh tế suy thoái; tỷ lệ thất nghiệp tăng cao kỷ lục 6,8%; chi tiêu dùng của người dân giảm sút... Có điều, niềm tin nguời dân được củng cố nhờ vào kế hoạch ứng cứu của Chính phủ. Hiện thời, gói cứu trợ 700 tỷ USD đang được sử dụng trong kế hoạch mua lại một số tài sản, các khoản thế chấp, nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Cục Dự trữ Liên bang (FED) và Bộ Tài chính Mỹ đã bơm hàng trăm tỷ USD vào hệ thống ngân hàng để đảm bảo tính thanh khoản. Kế hoạch gần đây nhất 800 tỷ USD của FED đã sẵn sàng cho các ngân hàng vay để bình thường hóa lại hoạt động tín dụng, vốn đã bị đóng băng kể từ tháng 10. Đó là nguyên nhân mà TTCK Mỹ bật dậy liên tục 4 phiên ấn tượng, chỉ số Dow Jones đạt 8.726,61 điểm hôm 26/11, trong khi chạm đáy 7.392,27 điểm ngày 20/11. Nhà đầu tư thấy được cơ hội nên đã mua vào vì biết rằng, trong vài năm nữa, khoản lợi nhuận mang lại sẽ đủ bù đắp cho những mạo hiểm mà họ chấp nhận ngày hôm nay.
Còn nhà đầu tư trong nước thì sao? Nhiều TTCK từ châu Âu đến châu Á đều tăng điểm, trong khi TTCK Việt
Nam
lại sụt giảm thê thảm, phá hết đáy này đến đáy khác. Có phải do nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp hay thiếu thông tin? Hãy làm như Warren Buffett, ông vua tài chính đương đại: "Khi người ta tham lam thì hãy sợ hãi, khi người ta sợ hãi thì hãy tham lam".