Giới đầu tư than phiền vì đại gia Sabeco lùi mãi kế hoạch bán bớt cổ phần Nhà nước

Giới đầu tư than phiền vì đại gia Sabeco lùi mãi kế hoạch bán bớt cổ phần Nhà nước

Khối ngoại lạnh nhạt với cổ phần hóa: Bộ Tài chính nói gì?

(ĐTCK) Liên quan đến những than phiền của giới đầu tư nước ngoài về điểm chưa ổn trong cách thức bán hàng trong các đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của DNNN, khiến họ chưa mặn mà tham gia mua cổ phần, Bộ Tài chính phản hồi nhiều thông tin đáng chú ý.

Liên quan đến kiến nghị sửa cơ chế cổ phần hóa để cho phép tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần cho một NĐT chiến lược từ trên 35%, giúp họ có quyền phủ quyết theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nếu giải pháp này chưa thể sửa đổi, cần có quy định cho phép DN và NĐT thực hiện thỏa thuận NĐT chiến lược nắm giữ cổ phần dưới 35%, nhưng vẫn có quyền phủ quyết tại DN, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, cả hai hướng này đã và đang được cơ quan quản lý xúc tiến tháo gỡ.

Cụ thể, với cơ chế mới tại Quyết định 41/2015 về bán cổ phần theo lô được Thủ tướng Chính phủ ban hành, vừa có hiệu lực từ ngày 15/9, cơ hội để NĐT trong và ngoài nước nắm cổ phần để có quyền phủ quyết, thậm chí nắm cổ phần chi phối tại DN đã được mở ra. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang khẩn trương xây dựng Quy chế mẫu bán đấu giá cổ phần theo lô theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, để sớm đưa cơ chế mới này vào áp dụng.

“Trên thực tế, có những trường hợp NĐT chiến lược nước ngoài nắm giữ dưới 20% cổ phần tại một DN đang niêm yết trên TTCK vẫn có quyền phủ quyết tại DN thông qua cơ chế thỏa thuận giữa hai bên được quy định chi tiết tại điều lệ công ty…”, ông Tiến nói.

Giải đáp quan ngại của NĐT về hiện trạng xác định giá trị DN, định giá cổ phần đưa ra IPO, chào bán cho NĐT chiến lược chưa hoàn toàn theo nguyên tắc thị trường, mà còn mang nặng tính chủ quan của bên bán…, ông Tiến cho biết, để khắc phục một số bất cập về xác định giá trị DN, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ xem xét ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 59/2011 về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Theo đề xuất của Bộ Tài chính, việc xác định giá trị DN sẽ theo nguyên tắc thị trường. Cụ thể, với trường hợp giá trị vốn đầu tư dài hạn của DN cổ phần hóa tại DN khác khi đánh giá, xác định lại có giá trị thực tế thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán, thì được xác định theo giá trị thực tế xác định lại…

Cơ chế thông thoáng hơn, nhưng việc NĐT nước ngoài có nhiệt tình tham gia quá trình cổ phần hóa, mua cổ phần trong các đợt IPO, hay mua cổ phần để trở thành NĐT chiến lược hay không, còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của họ. Trên thực tế, để NĐT nước ngoài, đặc biệt là NĐT Nhật Bản đi đến quyết định trở thành NĐT chiến lược của các DN Việt Nam, họ rất thận trọng và kỹ lưỡng khi đánh giá về DN.

“Trước khi Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn JX Nippon Oil and Energy (Nhật Bản) đi đến ký biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược, phía đối tác Nhật Bản đã thuê đơn vị tư vấn tìm hiểu suốt mấy năm ròng về hoạt động của Petrolimex. Điều đó cho thấy, nếu chỉ dừng lại ở cải cách cơ chế thôi, mà bản thân các DN không nỗ lực hoạt động minh bạch, hiệu quả, sẵn sàng mở cửa để chào đón NĐT mới, thì các DN Việt Nam sẽ khó tìm được NĐT chiến lược”, ông Tiến nói.

Liên quan đến than phiền của giới đầu tư về tình trạng DN cổ phần hóa kém minh bạch thông tin, khiến NĐT gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu cơ hội đầu tư, ông Tiến cho biết, theo quy định hiện hành, khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin về DN, NĐT có quyền trực tiếp hoặc thông qua đơn vị tư vấn tiếp cận với DN, để nắm bắt thông tin, tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Nếu có bằng chứng cho thấy DN gây khó dễ cho NĐT trong quá trình tiếp cận DN để nắm bắt thông tin, tìm hiểu cơ hội mua cổ phần dẫn đến DN IPO, hoặc bán cổ phần cho NĐT chiến lược không thành công, ban lãnh đạo DN sẽ phải chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo cổ phần hóa, bộ chủ quản…

Theo đại diện Bộ Tài chính, với quy định mới tại Nghị định 81/2015/NĐ - CP về công bố thông tin của DNNN, có hiệu lực từ ngày 5/11/2015, DNNN sẽ phải tuân thủ rất nghiêm ngặt trách nhiệm minh bạch thông tin. Khi đó, NĐT có điều kiện nắm bắt thông tin đầy đủ, cập nhật về các mặt hoạt động của DN trong một thời gian dài, chứ không phải như hiện tại DN chỉ công bố một số loại thông tin trong quá trình cổ phần hóa, nên mới gây khó khăn cho NĐT tiếp cận thông tin.      

Tin bài liên quan