VN-Index giảm xuống sát ngưỡng 570 điểm, khi đóng cửa phiên 1/12 tại 570,14 điểm. Hiệu ứng tiêu cực từ các cổ phiếu vốn hóa lớn đã lan tỏa sang các cổ phiếu đầu cơ như CII, FIT, FLC, HHS, ITA, KBC… khiến nhóm cổ phiếu này cũng bị bán ra quyết liệt.
Đặc biệt, VNM, cổ phiếu dẫn đầu thị trường trong những tuần trước, trong tuần này đã ghi nhận mức sụt giảm sau thông tin các công ty sữa bị truy thu 1.000 tỷ đồng tiền thuế, từ tiền thuế chênh lệch trong 5 năm qua. Mặc dù quyết định cuối cùng vẫn chưa ngã ngũ, tuy nhiên thông tin này đã có những ảnh hưởng nhất định lên giá cổ phiếu VNM.
Trong tuần, Quỹ VNM đã rút 250.000 chứng chỉ quỹ, trong khi Quỹ FTSE đã rút 25.000 chứng chỉ quỹ. Động thái này của các nhà đầu tư nước ngoài khá dễ hiểu khi thời điểm diễn ra cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào giữa tháng 12 đang đến gần và nhiều chuyên gia kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất trong cuộc họp này.
Các nhà đầu tư nước ngoài trong tuần liên tiếp có những phiên bán ròng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã VCB, MSN, BVH, HHS và cả VNM. Trong đó, hai quỹ ETF lớn đang hoạt động tại Việt Nam là VNM và FTSE đã liên tục rút ròng chứng chỉ quỹ trong những ngày gần đây.
Cụ thể, trong tuần, Quỹ VNM đã rút 250.000 chứng chỉ quỹ, trong khi Quỹ FTSE đã rút 25.000 chứng chỉ quỹ. Động thái này của các nhà đầu tư nước ngoài khá dễ hiểu khi thời điểm diễn ra cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào giữa tháng 12 đang đến gần và nhiều chuyên gia kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất trong cuộc họp này.
Diễn biến vĩ mô trong nước không thực sự khả quan khi hoạt động sản xuất đã thu hẹp trong tháng 11 với chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Nikkei giảm về mức 49,4, sau khi tăng nhẹ vào tháng trước.
Né tránh ảnh hưởng của việc khối ngoại gia tăng bán ròng lên nhóm bluechips, dòng tiền đầu cơ định hướng sang nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ như SHN, TSC, FLC, OGC, ITA,… giúp các cổ phiếu này tăng giá cũng như thanh khoản.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng mạnh trong thời gian gần đây nhờ mức tiêu thụ cao của ngành công nghiệp và chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CCI) được ghi nhận ở mức ấn tượng, nhờ vào tâm lý ngày càng lạc quan của người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, sự suy giảm của ngành sản xuất ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực cho thấy lực cầu trên thế giới vẫn còn yếu và các thị trường nước ngoài có thể phần nào ảnh hưởng tới Việt Nam.
Mặc dù vậy, sau bốn phiên giảm điểm liên tiếp, VN-Index dường như đang tìm thấy điểm cân bằng ngắn hạn tại vùng hỗ trợ 570 điểm này. Áp lực bán ra đang có dấu hiệu suy yếu khi thanh khoản của thị trường bắt đầu sụt giảm trong những phiên cuối tuần, mặc dù lực mua không thực sự mạnh.
Né tránh ảnh hưởng của việc khối ngoại gia tăng bán ròng lên nhóm bluechips, dòng tiền đầu cơ định hướng sang nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ như SHN, TSC, FLC, OGC, ITA,… giúp các cổ phiếu này tăng giá cũng như thanh khoản. Cùng với nó, hiệu ứng cổ phiếu SSI tăng giá tốt trong phiên hôm qua, nhờ kỳ vọng sẽ được các quỹ ETF mua mạnh trong đợt cấu trúc danh mục quý IV/2015 cũng góp phần ổn định trở lại tâm lý thị trường.
Với những tín hiệu hiện tại, chúng tôi cho rằng thị trường có thể đang đứng trước một nhịp phục hồi kỹ thuật sau khi bị bán quá mức.
Chỉ báo RSI nằm sâu trong vùng over-sold cùng với nền tảng thanh khoản cạn kiệt là những yếu tố hỗ trợ cho sự tăng điểm của VN-Index. Tuy nhiên, còn quá sớm để khẳng định chỉ số sàn HOSE đã chính thức kết thúc nhịp giảm điểm khá mạnh vừa qua, khi mà các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang gia tăng bán ròng tại các cổ phiếu vốn hóa lớn và VN-Index vẫn nằm phía dưới ngưỡng kháng cự quan trọng tại 582 điểm, tạo bởi đường MA200 ngày.
Chúng tôi nghiêng về khả năng dao động nhỏ của chỉ số từ nay cho đến khi Fed chính thức công bố quyết định đối với khả năng tăng lãi suất, dự kiến vào ngày 16/12 tới.