Một nhân viên đang đóng thùng vaccine ngừa Covid-19 của Johnson & Johnson vao các hộp bảo quản lạnh để chuẩn bị vận chuyển, ngày 1/3/2021. Ảnh: AP.

Một nhân viên đang đóng thùng vaccine ngừa Covid-19 của Johnson & Johnson vao các hộp bảo quản lạnh để chuẩn bị vận chuyển, ngày 1/3/2021. Ảnh: AP.

Khó khăn chồng chất trong quá trình sản xuất vaccine ngừa Covid-19 quy mô lớn

0:00 / 0:00
0:00
Vaccine đang được kỳ vọng trở thành tấm lá chắn bảo vệ toàn cầu chống lại đại dịch Covid-19. Song quá trình sản xuất quy mô lớn đang vấp phải những khó khăn, trong đó phải kể đến việc thiếu nguồn lực đầu tư, khó tiếp cận các công nghệ hay thiếu nguyên liệu đầu vào.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp tục lan rộng và chưa có dấu hiệu suy giảm, tiêm phòng vaccine có thể được xem là biện pháp hiệu quả và kinh tế duy nhất để kiểm soát đại dịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những bất cập về huy động nguồn lực đầu tư, đảm bảo nguồn lao động sản xuất vaccine, thì việc gia tăng sản xuất trên quy mô lớn, trong khoảng thời gian gấp rút đang khiến nhu cầu về máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Hiện các nhà sản xuất vaccine trên toàn cầu đều có nhu cầu nhập thiết bị để sản xuất số lượng lớn khiến mặt hàng này trở nên khan hiếm.

Liên minh vì Đổi mới Phòng chống dịch bệnh (CEPI), đồng điều hành COVAX cùng với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh vaccine (Gavi) mới đây phải thừa nhận thực tế rằng, ngày càng gia tăng áp lực trong các chuỗi cung ứng, khi việc thương mại hóa sản xuất vaccine ngừa Covid-19 đang đòi hỏi một số lượng nguyên liệu lớn chưa từng thấy cùng nhiều vật tư liên quan khác.

Chính thực trạng này đã khiến một số nước phải cân nhắc triển khai một số biện pháp như áp đặt kiểm soát xuất khẩu vaccine.

Như Ủy ban châu Âu (EC) hiện đang có kế hoạch gia hạn Cơ chế minh bạch và kiểm soát xuất khẩu vaccine ngừa Covid-19 sau khi chính thức hết hiệu lực vào ngày 31/3 tới, bất chấp nhiều nước ngoài khối đang phản đối cơ chế này. Italy hồi tuần trước đã từ chối cấp phép xuất khẩu cho 250.000 liều vaccine của AstraZeneca sang Australia thông qua cơ chế này.

Song Ủy ban châu Âu lại không phản đối quyết định này của Italy và coi cơ chế kiểm soát xuất khẩu vaccine là cách thức “tự vệ chính đáng” của Liên minh châu Âu trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 cũng như tình trạng khan hiếm vaccine hiện nay.

Ngay lập tức, Australia đã yêu cầu Ủy ban Châu Âu (EC) xem xét lại quyết định của Italy về việc chặn lô vaccine của AstraZeneca.

Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc tiêm chủng hay chủ nghĩa bảo hộ là một vấn đề thường xuyên được nêu ra trên các diễn đàn quốc tế mà tôi từng tham dự. Đó cũng là vấn đề tôi cũng đã thảo luận với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.

Nhưng hãy nhớ một điều quan trọng là rằng vaccine Covid-19 không nên chỉ được tiếp cận trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ, mà còn đặc biệt cần thiết ở cả các nước phát triển."

Rõ ràng, khi thế giới đang từng giờ chạy đua trong cuộc chiến chống lại đại dịch ngày càng trở nên phức tạp do liên tiếp xuất hiện biến chủng mới, việc kiểm soát xuất khẩu vaccine nhanh chóng trở thành động thái gây nhiều tranh cãi, có thể làm gia tăng những căng thẳng toàn cầu liên quan tới quá trình thương mại hóa vaccine Covid-19.

Sau cuộc họp trực tuyến về cách thức đẩy nhanh việc sản xuất vaccine ngừa Covid-19 do tổ chức tư vấn Chatham House phối hợp với Liên đoàn quốc tế các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm (IFPMA) và sáng kiến phân phối vaccine công bằng COVAX tổ chức, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cũng vừa kêu gọi các nhà sản xuất vaccine nỗ lực hơn nữa để tăng năng suất tại các nước đang phát triển.

Hiện tại, các hãng dược phẩm và nhà sản xuất cũng đang được khuyến khích tiếp tục chuyển giao công nghệ nhằm mở rộng quy mô sản xuất vaccine trên toàn cầu, tương tự thỏa thuận mà hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh) đạt được với Viện Huyết thanh của Ấn Độ mới đây.

Tin bài liên quan