Khi nào cổ phiếu lại được margin?

Khi nào cổ phiếu lại được margin?

(ĐTCK) Đi cùng biến động của TTCK những ngày cuối tháng 8 là hoạt động cắt giảm danh sách cổ phiếu được giao dịch ký quỹ (margin) ở không ít CTCK.

Liệu các cổ phiếu bị cắt giảm trong đợt vừa qua có thể được margin trở lại? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với đại diện một số CTCK.

Khi nào cổ phiếu lại được margin? ảnh 1

“Ưu tiên tiêu chí kinh doanh cốt lõi”

Ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc CTCK TP. HCM (HSC)

Ngoài ra, HSC còn quan tâm đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đó. HSC chỉ chú trọng hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp, chứ không căn cứ vào những kết quả như đầu tư tài chính, bán tài sản… Chúng tôi cho rằng, phải dựa trên năng lực cốt lõi thì kết quả kinh doanh đó của doanh nghiệp mới bền vững. Khi kinh doanh bền vững thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp dễ ổn định và đi lên hơn.

Chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm đến mức độ ổn định của doanh nghiệp trong tương lai. HSC sẽ xem xét đến chỉ số nợ/vốn, theo dõi những khó khăn, rủi ro của doanh nghiệp trong một năm tới, theo dõi diễn biến giá cổ phiếu, những động thái của hội đồng quản trị, ban giám đốc doanh nghiệp. Nếu thấy doanh nghiệp nợ nhiều, rủi ro cao hay có diễn biến bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp, chúng tôi có thể sẽ giảm tỷ lệ margin hoặc cắt margin đối với cổ phiếu đó.

Hiện HSC đang cho phép margin ở 180 cổ phiếu, chủ yếu là những cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE). Trung bình một tháng/lần, chúng tôi tiến hành sàng lọc lại các cổ phiếu được margin. Trong những trường hợp đặc biệt, có biến động bất thường, chúng tôi cũng sẽ xem xét lại.

Khi cắt giảm tỷ lệ margin ở một cổ phiếu nào đó, chúng tôi không cắt giảm ngay, mà giảm từ từ. Chúng tôi báo trước 1 - 2 tuần cho trường hợp giảm tỷ lệ margin. Nếu cắt luôn margin ở một cổ phiếu nào đó, chúng tôi sẽ báo trước khoảng 1 tháng.

Tuy không phải tất cả đều chặt chẽ, nhưng nhìn chung, khi tính tỷ lệ margin, cho phép hay cắt giảm margin ở một cổ phiếu, HSC sẽ dựa chủ yếu vào yếu tố kinh doanh cốt lõi ở doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao dù cổ phiếu DHG có thanh khoản không cao, nhưng vẫn được cho phép margin ở HSC.

Khi muốn xem xét cấp lại margin cho một cổ phiếu nào đã bị cắt, chúng tôi cũng dựa trên tiêu chí kinh doanh cốt lõi này.

   
Có nhiều tiêu chí cả “cứng”, lẫn “mềm” để HSC cho phép một cổ phiếu được margin. HSC thường xem xét các tiêu chí cơ bản như vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phiếu tự do giao dịch (free load), tính thanh khoản. Nếu các cổ phiếu có độ lớn về vốn, thanh khoản… thì sẽ được ưu tiên lựa chọn.
 

“Coi trọng tính thanh khoản của cổ phiếu”

Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân, CTCK Kim Eng Việt Nam (KEVS)

Để một cổ phiếu được cho phép giao dịch margin ở KEVS, đầu tiên cổ phiếu đó phải không nằm trong danh sách cấm giao dịch ký quỹ của hai Sở GDCK. Sau đó, KEVS xem xét tới các yếu tố về cơ bản và thanh khoản của cổ phiếu để quyết định có cho phép giao dịch margin hay không, tỷ lệ ký quỹ là bao nhiêu. Danh sách cổ phiếu được phép giao dịch margin của KEVS được xem xét hàng tháng hoặc khi có những biến động bất thường về tính thanh khoản. Danh sách này được công bố trên website của Công ty.

Một cổ phiếu sẽ bị loại ra khỏi danh mục margin khi không đáp ứng được các tiêu chí về tính thanh khoản và các yếu tố cơ bản. Trường hợp cổ phiếu có diễn biến quá xấu, bị bán giá sàn với lượng lớn và lực cầu thấp, thì để giảm thiểu rủi ro cho Công ty lẫn khách hàng, KEVS cũng tạm thời loại các cổ phiếu đó ra khỏi danh mục margin. Đó là lý do vì sao KEVS loại nhiều cổ phiếu ngân hàng ra khỏi danh mục margin trong đợt biến động thị trường vừa qua. Hiện nay, khi thanh khoản cổ phiếu ngân hàng được cải thiện và thị trường ổn định hơn, chúng tôi đã cung cấp margin trở lại cho các mã cổ phiếu ngân hàng này.

 
Ông Kim Thiên Quang,