Khảo sát JETRO: Việt Nam là trung tâm dịch chuyển chuỗi cung ứng ASEAN của Nhật Bản

Khảo sát JETRO: Việt Nam là trung tâm dịch chuyển chuỗi cung ứng ASEAN của Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng đang thu hút nhiều hoạt động đầu tư điện tử hơn từ Nhật Bản cũng như nâng cao nhận thức các vấn đề về nhân quyền.

Ông Matsumoto Nobuyuki, Trưởng đại diện của JETRO cho biết, các nhà sản xuất đã đầu tư vào các thiết bị tiên tiến và các lĩnh vực khác tại Việt Nam một phần nhờ trợ cấp của Chính phủ Nhật Bản để rời khỏi Trung Quốc và cũng để đa dạng hóa sản xuất trên khắp Đông Nam Á.

Cuộc khảo sát gần đây của JETRO về các doanh nghiệp Nhật Bản cho thấy, mục tiêu mở rộng khu vực hàng đầu của họ là Việt Nam, với sự có mặt của các nhà sản xuất điện tử lớn như Sharp và Murata, cả hai đều là nhà cung cấp của Apple.

Lần đầu tiên, cuộc khảo sát hàng năm của JETRO đã đặt câu hỏi về việc liệu các công ty có đang cắt giảm khí thải hay không và kết quả cho thấy, chỉ 29% các công ty ở Việt Nam đưa ra câu trả lời là CÓ - mức thấp nhất trong số 18 quốc gia được khảo sát.

Khi được hỏi điều gì làm ông ngạc nhiên trong cuộc khảo sát vừa được công bố hôm thứ Hai (13/2), ông Matsumoto cho biết, đó là tỷ lệ các công ty khảo sát ở Việt Nam kỳ vọng có lãi vào năm 2022, vì kết quả cho thấy tỷ lệ ở mức khá thấp chỉ là 59,5%. Ông cho rằng điều này là do Việt Nam vẫn đang phục hồi sau đợt đóng cửa nhà máy vào năm 2021 để ngăn chặn sự lây lan của Covid.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, Việt Nam đang leo lên trong chuỗi giá trị, với tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao đạt 42% vào năm 2020, tăng từ 13% vào năm 2010.

Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 37,3%, thấp hơn Indonesia và Thái Lan. Hơn nữa, 72,6% số người tham gia khảo sát cho biết, họ cần đào tạo nhân viên, cao hơn mức trung bình 66% ở Đông Nam Á.

Ông Matsumoto đã vẽ ra một bức tranh về năng suất thấp đang cản trở chuỗi giá trị của Việt Nam. Cụ thể, một công ty ở Nhật Bản có thể thử nghiệm một thiết bị điện bằng cách chụp ảnh nó và kiểm tra ảnh bằng máy tính để xem nó có hoạt động không, trong khi ở Việt Nam, sẽ có một hàng dài công nhân kiểm tra thiết bị bằng tay.

Ông cho rằng, Việt Nam sẽ tự động hóa các quy trình sử dụng nhiều lao động này.

Trong số những người tham gia khảo sát của JETRO tại Việt Nam, 60% công ty đang có kế hoạch mở rộng hoạt động tại quốc gia này trong một hoặc hai năm tới, cao hơn bất kỳ nơi nào ngoại trừ Ấn Độ và Bangladesh. Nhật Bản và Hàn Quốc thường xuyên là hai nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, với sự thúc đẩy từ Tokyo vào năm 2020 khi đưa ra các khoản trợ cấp cho các công ty rời khỏi Trung Quốc.

Ông Matsumoto cho biết, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, các nhà sản xuất đang vào Việt Nam để đa dạng hóa sản xuất các sản phẩm công nghệ và các sản phẩm khác.

Tin bài liên quan