Dù vậy theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, về cơ cấu số lượng hợp đồng theo sản phẩm, sản phẩm được ưa chuộng và chiếm tỉ trọng cao nhất gồm sản phẩm bảo hiểm liên kết chung (51,8%) và sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (23,2%)…
Số liệu chính thức của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 12.867 tỷ đồng, giảm 34,2% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng hợp đồng khai thác mới 5 tháng đầu năm 2023 đạt 860.740 hợp đồng (sản phẩm chính), giảm 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó: Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng 60,5% giảm 31,2% so với cùng kỳ năm ngoái (trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chiếm tỷ trọng 43,9% giảm 21,9% so với cùng kỳ năm ngoái; Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm tỷ trọng 16,7% giảm 47,5% so với cùng kỳ năm ngoái); Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 31,2%, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái; Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 0,8%, giảm 49,8% so với cùng kỳ năm ngoái; Các sản phẩm bảo hiểm còn lại chiếm tỷ trọng 7,5%, giảm 36,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe chiếm tỷ trọng 6,6%; sản phẩm bảo hiểm hưu trí chiếm tỷ trọng 0,06%; sản phẩm bảo hiểm trọn đời chiếm tỷ trọng 0,84%.
Tính chung, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt là 62.794 tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chiếm tỷ trọng 55,6%; sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 15,9%; sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm tỷ trọng 15,9%; sản phẩm phụ chiếm tỷ trọng 10,9%.
Các sản phẩm bảo hiểm còn lại chiếm tỷ trọng 1,73%, trong đó, sản phẩm bảo hiểm trọn đời chiếm 0,3%, sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm 0,8%, sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ chiếm 0,04%, sản phẩm bảo hiểm hưu trí chiếm 0,2%, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe chiếm 0,42%, sản phẩm bảo hiểm sinh kỳ chiếm 0,0004%.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là sản phẩm luôn có tốc độ tăng trưởng tốt trong nhiều năm qua, tuy nhiên, đây là cũng là sản phẩm bị nhận nhiều phản ánh của khách hàng từ đầu năm nay vì tư vấn chưa đúng chưa đủ cho khách hàng, đặc biệt qua kênh bán qua ngân hàng.
Để lấy lại niềm tin của người mua và minh bạch thị trường, trong thời gian qua, cả các cơ quan quản lý và các DNBH đều đã có những động thái mạnh mẽ. Theo đó, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính từ đầu năm đến nay đã có hơn 5 công văn yêu cầu các DNBH rà soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động khai thác, bồi thường, đầu tư, thuê ngoài… nhằm đảm bảo DNBH tuân thủ đúng quy định Luật KDBH mới, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
DNBH cũng khẩn trương thực hiện rà soát, đánh giá tính phù hợp của các sản phẩm bảo hiểm, đảm bảo rõ ràng, minh bạch quyền lợi bảo hiểm, tăng cường kiểm soát quy trình bán hàng, tư vấn, quy trình giải quyết bồi thường, đặc biệt là khâu tư vấn và ký kết hợp đồng bảo hiểm với khách hàng…