Hội thảo “Đổi mới, sáng tạo: Liều thuốc phát triển bền vững ngành y dược” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 25/9 phân tích nhiều góc nhìn về đổi mới, sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y dược Việt Nam. Ảnh Dũng Minh

Hội thảo “Đổi mới, sáng tạo: Liều thuốc phát triển bền vững ngành y dược” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 25/9 phân tích nhiều góc nhìn về đổi mới, sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y dược Việt Nam. Ảnh Dũng Minh

Khai mở tiềm năng ngành y dược Việt Nam

(ĐTCK) Tại Hội thảo “Đổi mới, sáng tạo: Liều thuốc phát triển bền vững ngành y dược” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 25/9 chủ đề điều kiện cần và đủ để một quốc gia khai mở tiềm năng y tế được các chuyên gia thảo luận, phân tích.

Chuyên gia World Bank kiến nghị 4 điều kiện

Ông Lê Minh Sang, Chuyên gia y tế cấp cao Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam cho rằng có 4 điều kiện.

Thứ nhất là việc phải thiết lập môi trường thuận lợi cho những người đổi mới công nghệ thông tin và những người áp dụng công nghệ thông tin (nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân).

Thứ hai, cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo công nghệ số để giải quyết các ưu tiên về y tế công cộng, chẳng hạn như các khuôn khổ/nền tảng hợp tác, quy định thử nghiệm, trợ cấp, ưu đãi…

Thứ ba, cần tăng cường sự tham gia và tiếp nhận của người dùng đối với các ứng dụng y tế số, chẳng hạn như cần cải thiện chuyên môn và tổ chức, xây dựng năng lực số cho lực lượng lao động y tế, và kiến thức về công nghệ số trong các nhóm dân số.

Thứ tư, cần duy trì các ứng dụng y tế số, như khả năng tương tác và tích hợp; cơ chế tài chính và hệ thống bồi hoàn; giám sát và đánh giá.

Ông Lê Minh Sang, Chuyên gia y tế cấp cao Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Ảnh Dũng Minh.

Ông Lê Minh Sang, Chuyên gia y tế cấp cao Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Ảnh Dũng Minh.

Theo ông Sang, hiện nay, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam đang phát triển và có một số bài học mà Việt Nam cần tham khảo từ các quốc gia khác.

Thứ nhất, cần tiếp tục phát triển các tiêu chuẩn dữ liệu và khả năng tương tác để hỗ trợ các loại luồng thông tin y tế rộng hơn và sâu hơn; đảm bảo việc áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn của các nhà cung cấp công nghệ thông tin y tế.

Thứ hai, cần tận dụng các nguồn dữ liệu y tế mới nổi để hỗ trợ lập kế hoạch, quản lý, giám sát y tế công cộng.

Thứ ba là cần phải tạo động lực để tích hợp y tế số vào các dịch vụ y tế cốt lõi.

Ngoài ra, cũng cần phải đáp ứng kỳ vọng của các công dân, bệnh nhân về các dịch vụ hiệu quả, hiệu suất và cá nhân hóa hơn. Cuối cùng là cần phải thực hiện đánh giá và giám sát để đảm bảo rằng y tế số mang lại hiệu quả theo các ưu tiên về sức khỏe của người dân.

Chuyển đổi số, thúc đẩy hợp tác quốc tế

Ông Nguyễn Viết Nhung, Phó chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam nhấn mạnh đến chuyển đổi số trong ngành y dược. Theo ông, chuyển đổi số là phương tiện, không chỉ ở công nghệ thông tin mà bao gồm tư duy của nhà hoạch định chính sách, của người dùng, của dân. Trong ngành y tế Việt Nam có những tiếp cận rất nhanh công nghệ, nhiều bệnh viện áp dụng đổi số, giúp hoạt động trở nên thân thiện, an nhà hơn, việc hiện đại hoá, tiến tới toàn diện, phát triển bền vững. Ngành Y đã áp dụng khá sớm trí tuệ nhân tạo, công nghệ số vào vận hành.

Theo ông Nhung, ngành dược có nhiều điểm sáng trong tiếp cận công nghệ, đổi mới sáng tạo nhưng ngành y có nhiều thách thức, trở ngại về thiếu trang thiết bị, bệnh nhân phải chờ. Bước tiếp cận nhanh nhưng để chuẩn hóa nhiều người cùng làm được còn hạn chế.

Ông Nhung cho rằng, hợp tác quốc tế luôn quan trọng bởi sự phát triển bền vững, nếu “muốn đi xa phải đi cùng nhau” rất đúng trong lĩnh vực y dược. Doanh nghiệp có thể nhận chuyển giao công nghệ, sản xuất trong nước thông qua các hợp tác quốc tế.

Ông Nguyễn Viết Nhung, Phó chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam. Ảnh Dũng Minh.

Ông Nguyễn Viết Nhung, Phó chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam. Ảnh Dũng Minh.

Hiện nay, dược Việt Nam phát triển còn khiêm tốn, các nhà đầu tư rất khó có thể xây dựng nhà máy sản xuất thuốc tại Việt Nam do các yếu tố về quy định khắt khe. Đối với ngành y, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau làm việc, Việt Nam có tiềm lực lớn về con người, khéo tay, chăm chỉ, khiêm nhường, cần đẩy mạnh hợp tác để phát triển.

“Chúng ta chưa có công nghệ nhưng có thị trường lớn với 93% dân số có bảo hiểm y tế. Chúng ta có thể hợp tác cùng các đối tác nước ngoài để phát triển. Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện về con người làm công tác lâm sàn, có nhiều mặt mạnh mà các nước không có như có bệnh nhân, bệnh nhân đó quan trọng đối với thử nghiệm lâm sàn trong phát minh”, ông Nhung nói.

Lĩnh vực tiềm năng Việt Nam có thể hợp tác đầu tiên là công nghệ chuẩn đoán (đầu tư máy móc, sản phẩm trí tuệ) và thứ hai là sản phẩm mới hóa chất y dược, sản phẩm gen, sinh học..

Phó chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam cho rằng mảng lớn trong ngành y là chuyển đổi số big data. Hệ thống data trong bảo hiểm y tế vô cùng lớn mà chưa khai thác hết. Nếu xác định hợp tác quốc tế nên có chương trình sức khoẻ để thu hút nhà đầu tư làm ra sản phẩm ra tấm ra món không chỉ phục vụ người Việt Nam mà còn nhiều người khác trên thế giới.

Ông Luke Treloar, Trưởng Khối Cơ sở hạ tầng, Chính phủ & Y tế (IGH), KPMG Việt Nam nhìn nhận, để thu hút đầu tư, đưa Việt Nam về vị trí tiên phong cần có bản đồ ưu tiên thể hiện thu hút nguồn lực để hiện thực hóa Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo khu vực về y tế.

Ông Luke Treloar, Trưởng Khối Cơ sở Hạ tầng, Chính phủ & Y tế (IGH), KPMG Việt Nam. Ảnh Dũng Minh

Ông Luke Treloar, Trưởng Khối Cơ sở Hạ tầng, Chính phủ & Y tế (IGH), KPMG Việt Nam. Ảnh Dũng Minh

Chia sẻ về nhận định xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, ông Lê Minh Sang, chuyên gia World Bank cho rằng, Việt Nam cần nhìn xem các nước láng giềng như thế nào. Trước thời điểm đại dịch Covid-19, Indonesia chưa có cơ chế Sandbox (cơ chế thí điểm thí điểm hoặc thí nghiệm các chính sách) trong lĩnh vực y tế, nhưng sau đại dịch Covid-19 Indonesia đã có Sandbox. Thái Lan có chính sách healthy development mấy năm nay. Còn Việt Nam chưa có.

Khi nào có chính sách sandbox, khi nào có cơ chế đánh giá, thì mới có đổi mới sáng tạo”, ông Sang cho hay.

Tin bài liên quan